Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Góp ý của giáo dân về việc đào tạo giáo dân



Tin vui :
Trong Mùa Chay, và đặc biệt gần đến Đại lễ Phục Sinh, anh chị em giáo dân Huế to nhỏ chuyện : “ Một Học Viện Thần Học sẽ được mở tại Trung Tâm Mục Vụ Huế để đào tạo những giáo dân có trình độ cao về thần học”.
Mỗi người mỗi suy nghĩ, người mừng vì công việc đào tạo giáo dân được các Đấng bậc trong giáo phận quan tâm, và, là lẽ thường, có người lo lắng, không biết công việc này có đạt được kết quả mong muốn không ? hay rồi cũng như những khóa học trước đây ?

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Bàn về giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo

Tôma Hoàng Kim Khánh
Thạc sĩ, Giáo viên Trung Học

Chất lượng giáo dục: 

Mỗi năm, khi thời điểm kết thúc năm học, kỳ thi tốt nghiệp các bậc trung học, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng… cận kề, dư luận trong và ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo lại rộn ràng, bàn tán chuyện: Chất lượng giáo dục.
Đã một thời, do phiến diện, xã hội đánh giá chất lượng giáo dục dựa trên những con số: Phần trăm học sinh lên lớp, phần trăm học sinh Giỏi - Khá về văn hoá, phần trăm học sinh Tốt - Khá về hạnh kiểm, bao nhiêu phần trăm học sinh tốt nghiệp các bậc trung học, bao nhiêu trường học đạt hoặc vượt chỉ tiêu, … mà không xét xem những con số ấy có phản ánh đúng thực chất những tiêu chí được đánh giá không ?

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Vô cảm dưới cái nhìn đức tin người Công giáo

Tôma Hoàng Kim Khánh
 
Từ hai dụ ngôn
        1. Dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành: “ Một người trên đường từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sách người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có một thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế một thầy Lê-vi đi tới chỗ này, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.” (Lc 10,30-32)

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Cần hiểu đúng về vai trò của giáo dân trong các hoạt động của giáo xứ

Tôma Hoàng Kim Khánh 
Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Huế
Có lẽ, không riêng ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác, số giáo dân thờ ơ với các sinh hoạt của giáo xứ ngày càng nhiều. Họ nghĩ rằng, các công việc liên quan đến cộng đoàn giáo xứ là công việc của Linh mục quản xứ (Cha Sở, Cha Xứ), phần họ, giữ đạo bằng việc tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày Lễ trọng, sống Đạo bằng việc đóng góp vài ba chục ngàn mỗi năm vào quỹ hoạt động của giáo xứ, thế là đủ.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Hội Thừa Sai Paris thăm Thánh tích Bãi Dâu


Tôma Hoàng Kim Khánh 
http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=9933:hi-tha-sai-paris-thm-thanh-tich-bai-dau&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4 

Đoàn hành hương của Hội Thừa Sai Paris dừng chân thăm Đất Thánh Bãi Dâu thuộc giáo xứ Phú Hậu, Huế lúc 18g30 ngày 10/4/2013. Đoàn gồm 30 thành viên là linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân Pháp do linh mục Etcharren hướng dẫn. 

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Để trở nên môn đệ Chúa Giêsu trong thời đại ngày nay

Tôma Hoàng Kim Khánh
Tiến trình trở thành môn đệ Đức Giê-su.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an (1, 35-39) tường thuật: Khi ấy, ông Gio-an Tẩy giả đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy (gặp) Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói, “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ (một trong hai môn đệ này là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô) nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi, “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp, “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu ?” Người bảo họ, “Đến mà xem”. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với người ngày hôm ấy.

Ngày học tập Giáo huấn Xã hội Công giáo ở một giáo xứ vùng cao của Tổng giáo phận Huế

Tôma Hoàng Kim Khánh
Huế, 19-3-2013 - “Sau thời gian chuẩn bị nhân sự, tài liệu học tập, ban Công lý và Hòa bình Tổng giáo phận được Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavie cho phép triển khai việc phổ biến giáo huấn xã hội Công giáo đến từng giáo xứ trong toàn giáo phận. Hôm nay, được sự đồng thuận của cha quản xứ, anh em chúng tôi đến đây, và là nơi đầu tiên ban Công lý và Hòa bình triển khai việc phổ biến giáo huấn xã hội Công giáo, với ước mong chia sẻ những hiểu biết của mình với anh chị em. Tuy vậy, do thời gian có hạn, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, nhưng có thể có điểm nào đó chưa đáp ứng được lòng mong muốn của anh chị em, xin anh chị em vui lòng thông cảm”, linh mục Gioakim Lê Thanh Hoàng, trưởng ban Công lý và Hòa bình Tổng Giáo phận Huế, chân thành nói với anh chị em học viên ở giáo xứ Bình Điền vào lúc khởi đầu ngày học hỏi.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Lớp Thần học Giáo dân giáo phận Huế tổng kết môn Giáo huấn Xã hội Công giáo

Tôma Hoàng Kim Khánh
http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=9377:lp-thn-hc-giao-dan-giao-phn-hu-tng-kt-mon-giao-hun-xa-hi-cong-giao-&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4
 

“Nắm vững các Nguyên tắc nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công giáo để tự tin dấn thân vào các lĩnh vực hoạt động của giáo hội và xã hội là thành công của việc tổ chức học tập bộ môn này”, Linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân, Phó Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Huế phát biểu trong buổi Tổng kết môn Giáo huấn Xã hội Công giáo ở lớp Thần học Giáo dân, tổ chức lúc 9 giờ sáng ngày 29-12-2012, tại Trung Tâm Mục Vụ Huế.

Những cách làm cần được khuyến khích


Tôma Hoàng Kim Khánh
Thời ấy đã qua rồi !
      Nhớ lại những năm từ 1975 đến 2005, đời sống của đa số người dân Việt Nam nói chung, người Công giáo chúng ta nói riêng còn nhiều khó khăn. Vì vậy, ở một giáo xứ, thậm chí đến cấp giáo phận, ngoài các sinh hoạt phụng - tự, các hoạt động khác nếu có, thành thật mà nói là nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể thuộc Giáo hội hoặc phi chính phủ ở nước ngoài, các cộng đoàn người Việt hải ngoại, các cá nhân, … trong và ngoài nước.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Các hội đoàn Công giáo Tiến hành với công việc truyền giáo

Tôma Hoàng Kim Khánh
http://conglyvahoabinh.org/?p=3053

Kết quả bước đầu

Tính từ ngày 11-10-2012, ngày khai mạc Năm Đức tin, đến nay đã 4 tháng.

Từ mỗi gia đình đến cộng đoàn giáo xứ, khắp nơi trên quê hương Việt Nam thân yêu này, việc học giáo lý, việc tìm hiểu lịch sử giáo hội địa phương, việc học tập các văn kiện Công đồng Vatican II,… diễn ra sôi nổi và tích cực, đã góp phần “củng cố đức tin của mỗi người Kitô hữu”, giúp mỗi người “hoán cải và đổi mới đời sống, trở về với Chúa là Đấng Cứu độ duy nhất của thế giới”  (Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gởi toàn thể giáo dân nhân khai mạc Năm Đức tin 2012-2013, số 5).