Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Tin Mừng Lễ Thánh Gia A, ngày 29/12/2013


Lời Chúa: Hc 3,3-7.14-17a (hay Hl 3,2-6.12-14); Cl 3,12-21; Mt 2,13-15.19-23
Trốn sang Ai Cập                   
(Mai An St)
Đoạn Tin Mừng trên đây kể lại một biến cố không vui. Con Thiên Chúa bị Hêrôđê đe dọa tính mạng. Được mộng báo, đang đêm Giuse phải đem gia đình đi trốn.
Đất Ai cập vẫn được coi là chỗ trú ẩn an toàn? Nhưng ngay cả khi vua Hêrôđê lìa đời, mối đe dọa vẫn còn tồn tại. Archelao kế nghiệp vua cha, là người tàn ác không kém, khiến Thánh gia chẳng dám về ở vùng Giuđê, mà phải trở về quê nhà ở Nadarét. 
Như thế cuộc sống của Thánh gia chẳng phải là êm ả. 

Đâu phải có Chúa là tránh được căng thẳng, long đong. 
Chỉ có một điều Thánh gia đã không để mất, đó là niềm tín thác vững vàng vào Thiên Chúa, ngay giữa những hiểm nguy từ phía bạo quyền, đó là tình yêu thương gắn bó với nhau, giữa những lúc khó khăn chồng chất.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Ba đặc tính của những người phục vụ tại Toà Thánh

G. Trần Đức Anh OP

 VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô nêu bật 3 đặc tính những người phục vụ trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh cần phải có, đó là khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ và đời sống thánh thiện.


Đức Thánh Cha bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-12-2013, dành cho các Hồng Y và các chức sắc thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và đầu năm mới.

Sau khi nồng nhiệt cám ơn sự cộng tác và phục vụ của các vị tại Tòa Thánh, đặc biệt là các vị chuẩn bị về hưu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến các đặc tính của những người phục vụ tại Tòa Thánh:

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Tn Mừng Chúa Nhật 4 Mùa Vọng A ngày 22/12/2013

Lời Chúa: Is 7,10-14; Rm 1,1-7; Mt 1,18-24
Chúa Cứu Thế giáng sinh
Mai An (St) 
Chúa nhật IV Mùa vọng hướng tâm trí chúng ta đến thật gần mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa, mầu nhiệm mà mỗi người con của Giáo Hội được mời gọi đón nhận với tâm hồn được chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt bốn tuần Mùa vọng. Tất cả ba bài đọc trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đều hướng về sự kiện căn bản này: "Con Thiên Chúa Nhập Thể và sinh ra bởi Người Nữ Đồng Trinh, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần", theo như lời hứa của Thiên Chúa trong lịch sử dân Chúa.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Sứ điệp hòa bình 2014 của ĐTC Phanxicô


Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn tới hòa bình
1. Trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình đầu tiên của mình, tôi ước ao gửi đến mọi người, cá nhân cũng như các dân tộc, ước mong về một đời sống được đổ đầy với niềm vui và hy vọng. Trong trái tim của mỗi người nam và người nữ luôn thường trực một nỗi khao khát về một đời sống sung mãn, bao gồm khao khát không thể kìm nén được về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến với người khác và giúp chúng ta đối xử với họ không như là kẻ thù hay người đối địch, nhưng như là anh chị em được đón nhận và ôm ấp.

Vì chúng ta là một hữu thể tương quan, tình huynh đệ là một phẩm chất thiết yếu của con người. Một ý thức sống động về mối tương quan này giúp chúng ta nhìn và đối xử với nhau như là anh chị em đích thực. Không có tình huynh đệ thì không thể xây dựng một xã hội công bình và một nền hòa bình bền vững và viên mãn. Chúng ta nên nhớ rằng tình huynh đệ cách chung được học biết tại gia đình, trên hết là nhờ vào vai trò trách nhiệm và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, đặc biệt là người cha và người mẹ. Gia đình là nguồn mạch của tình huynh đệ, và như thế gia đình chính là nền tảng và là con đường đầu tiên dẫn đến hòa bình, vì ơn gọi của gia đình chính là thông truyền tình yêu cho thế giới xung quanh.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Phản ứng trước việc Đức Thánh Cha Phanxicô là Nhân Vật Trong Năm cuả báo Time.


Tạp chí Time vừa công bố Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Người Của Năm 2013 và ca ngợi Ngài là một tiếng nói lương tâm mới cho toàn thể Thế Giới.

Bà Nancy Gibbs, chủ bút báo Time, công bố về sự bình chọn như sau:

" Dựa vào sự việc Ngài đã đưa chức vụ giáo hoàng ra khỏi chốn cung điện mà đi vào các đường phố, đã quyết tâm đưa một Giáo Hội lớn nhất thế giới đối diện với những nhu cầu sâu xa nhất cuả nhân loại và đã cân bằng giữa sự phán xét với lòng thương xót Đức Thánh Cha Phanxicô là "Nhân Vật Trong Năm 2013 cuả báo Time."

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Tin Mừng Chúa nhật 3 Mùa Vọng A, ngày 15/12/2013

Lời Chúa: Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11
Dung mạo Đức Kitô
 ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
(Mai An St)

           
Thánh Gioan Tiền Hô là một vị tiên tri cương trực. Ngài không hề run sợ trước thế lực, cường quyền. Ngài chỉ quan tâm một điều: làm chứng cho chân lý. Khi Hêrôđê Antipas cướp vợ của người anh, thánh nhân đã không ngần ngại lên tiếng công kích hành động vô luân của nhà vua. Vì thế mà thánh nhân bị bắt giam trong ngục Machéronte. Khi bị giam trong ngục, thánh nhân vẫn theo dõi những hoạt động của Chúa Giêsu. Hôm nay thánh nhân sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi gây ngỡ ngàng cho ta: "Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một Đấng khác?".

Thật lạ lùng đến khó hiểu. Người đi mở đường, người giới thiệu Đấng Cứu Thế nay lại nghi ngờ Người mà mình giới thiệu. Đó là bi kịch của thánh Gioan Tiền Hô. Câu hỏi cho thấy thánh nhân ở trong một tâm trạng hoang mang. Đức tin của ngài chao đảo. Nửa tin nửa ngờ.
   

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Chân Dung Người Mục Tử Lý Tưởng Theo ĐTC Phanxicô

Nguyễn Minh Triệu sj từ Radio Vaticano
Nguồn tin: vietcatholic.net
http://dongthanhtam.net/index.php/vi/news/Bai-viet-khac/Chan-Dung-Nguoi-Muc-Tu-Ly-Tuong-Theo-DTC-Phanxico-2846/ 

 Sau hơn 8 tháng trong cương vị Giáo Hoàng, qua các bài giảng, bài giáo lý, các buổi nói chuyện, và đặc biệt là qua lối sống và tinh thần phục vụ đầy yêu mến của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phác họa khá rõ nét chân dung của một vị mục tử lý tưởng.

Trước hết, người mục tử lý tưởng theo ĐTC Phanxicô phải là người gần gũi với đàn chiên của mình. Các ngài không sống tách biệt với người khác, không được xem mình là người “quản trị” quà tặng ân sủng Thiên Chúa. Tinh thần gần gũi và sẻ chia luôn đồng hành với sự thanh bần như Đức Thánh Cha đã giải thích cho các chủng sinh và tập sinh vào ngày 6 tháng 7: “Cha nói cho các con biết, cha thực sự buồn khi thấy một linh mục hay một nữ tu sở hữu một chiếc xe hơi hiệu mới nhất…Cha nghĩ rằng xe hơi cũng cần thiết vì nó giúp công việc được tiến triển nhanh hơn nhiều, và cũng để đến nơi cần đến…nhưng nên chọn một chiếc xe khiêm nhường thôi. Và nếu các con thích một chiếc xe đẹp, thì hãy nghĩ đến những trẻ em đang phải chết đói.”

Tin Mừng Chúa nhật 2 Mùa Vọng A ngày 08/12/2013

Chúa Nhật tuần 2 MV – A. Mt 3,1-12
 Mai An (St)

Vị Tiên Tri không cả nể
“Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: ‘Chúng ta đã có tổ phụ Ápraham.’ Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Ápraham.” (Mt 3,8-9)

Suy niệm: Đừng tưởng con người có vẻ bán khai rừng rú mặc chiếc áo lông lạc đà và ăn toàn những châu chấu và mật ong rừng mà cho rằng vị tiền hô ấy sẽ nể nang những bậc quyền thế vị vọng như quý ông thuộc phái Sađốc hay nhóm Pharisêu. Trái lại, Gioan Tẩy Giả lại “giáng” xuống trên những hạng người ấy những lời lẽ nặng nề nhất: nào là “nòi rắn độc” “tìm cách trốn cơn thịnh nộ của Chúa”, nào là những bọn “con ông cháu cha” đừng “tưởng bở” cậy mình đã có tổ phụ Ápraham. Kèm theo đó là những lời đe doạ khủng khiếp: “chiếc rìu đã đặt sát gốc cây”. 

Thế nên, không phải cứ đến sông Giođan để cho Gioan Tẩy Giả trầm mình dưới làn nước mà đã gọi là ăn năn sám hối. Lòng ăn năn sám hối thực sự phải phát sinh hoa quả tương xứng bằng một cuộc đổi đời tận gốc và hiệu quả: “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.”

Mời Bạn: Không ai được miễn chước khỏi việc ăn năn sám hối. Nhưng không phải là ăn năn kiểu “sĩ diện”, vụ hình thức, như quý ông Pharisêu và Sađốc. Áp dụng vào bí tích hoà giải, hoa quả tương xứng với lòng thống hối là việc từ bỏ vết xe đổ của tính hư nết xấu (dốc lòng chừa) và thực thi bác ái (đền bù đi đôi với việc đền tội).

Sống Lời Chúa: Hẳn là bạn đang chuẩn bị cho việc sám hối mùa Vọng? Bạn hãy ăn năn dốc lòng chừa thật nghiêm túc.

Cầu nguyện: Sốt sắng đọc kinh “Ăn Năn Tội”.
(Hình ảnh: Nguồn danchuahiepthong.wordpress.com)

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Nếu chết là hết…

Giuse Việt
Mai An (St)
                            Nếu chết là hết thì
                                   Sống tốt để làm gì
                                   Học hành có nghĩa chi
                                   Phấn đấu làm việc cũng vậy thôi
                                   Giàu có sung sướng rồi gì nữa
                                   Văn minh lịch sự để làm gì
                                   Danh tiếng này kia có ích chi

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Phúc Âm

Giới thiệu tông huấn Niềm Vui Phúc Âm

Mạc Khải phỏng dịch 
 http://ghxhcg.com/article.aspx?id=2219 


Vatican – 26/11/2013 (VIS). Sáng nay, gần Phòng Báo Chí, Đức cha Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tái Truyền giảng Phúc Âm, Đức cha Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng các Giám Mục, và Đức cha Claudio Celli, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, đã giới thiệu tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm), do chính tay Đức Thánh Cha viết trong hướng đi của Thượng Hội Đồng kỳ tháng 10/2012. Văn kiện này gồm 222 trang chia ra làm 5 chương (Sự biến đổi sứ vụ của Giáo Hội, Trong cơn khủng hoảng của sự dấn thân cộng đoàn, Loan báo Tin Mừng, Tất cả Dân Chúa loan báo Tin Mừng, Tầm vóc xã hội của truyền giảng Tin Mừng, Các nhà truyền giáo với Chúa Thánh Thần). Sau đây là bài đọc của ĐC. Fisichella, với các chú giải của những viện dẫn.

Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Vọng, năm A (ngày 01/12/2013)

Sống tỉnh thức và sẵn sàng 

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
http://www.chuacuuthe.com/2013/11/song-tinh-thuc-va-san-sang-chua-nhat-i-mua-vong-nam-a/

  Một năm Phụng Vụ lại đến. Thời gian cứ thế trôi đều theo nhịp dường như chẳng có gì mới dưới trần gian này. Đông qua, xuân đến, hạ đi, thu lại về. Hết mùa thường niên, đoàn tín hữu Kitô bước vào mùa Vọng, mùa Giáng Sinh. Tuy nhiên vẫn có đó cái gì mới lạ khi ta bước vào một điểm mốc của thời gian, cho dù đó chỉ là sản phẩm có tính quy ước của con người. Bắt đầu một chu kỳ mới, được gọi là năm dựa trên vòng xoay của vũ trụ nói chung, của thái dương hệ mặt trời và trái đất chúng ta nói riêng hay khởi đầu một chu kỳ lịch sử ơn cứu độ theo niên lịch Phụng vụ Kitô giáo, hẳn nhiên vẫn tiềm tàng một khao khát, ước mơ, hy vọng nào đó. Chắc chắn đó là những hy vọng, mơ ước về nhiều điều tốt đẹp, có thể là hợp lý, phải đạo, cũng có thể là không và không thể loại trừ những ước vọng cao cả.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Evangelii Gaudium (Niềm vui Phúc Âm), Tông huấn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Nguồn:

VRNs (27.11.2013) – Sài Gòn – Romereports cho biết, thông qua Tông huấn này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công khai những điểm mà Ngài muốn tập trung trong triều đại giáo hoàng của mình. Ngài thách thức mọi người Công giáo chia sẻ sứ điệp của Tin Mừng với niềm vui và lòng thương xót. Rao giảng bằng cách làm gương, Đức Thánh Cha nói, triều đại Giáo hoàng phải trải qua một cuộc hoán cải, đó là trung thành với “ý tưởng mà Chúa Giêsu Kitô muốn trao và cho các nhu cầu hiện tại của việc loan báo Tin Mừng.”

Dưới đây là một số điểm quan trọng trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm mà Romereports giới thiệu:

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Tin Mừng Chúa nhật 33 TN - C ngày 17/7/2013

Ngày của Chúa                                                     
Mai An (St)
Sẽ có ngày cả thế giới và vũ trụ này biến đổi. Bao giờ? Thế nào? Và có những dấu hiệu nào báo trước không?

 Vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên, Ngôn Sứ Malaki đã ra đi tuyên sấm. Ông loan báo “ngày của Chúa” sẽ đến, nhằm làm sống lại niềm hy vọng của Dân Chúa sau cuộc hồi hương của Babylon trở về. Đất nước bị dân ngoại chiếm đóng, đền thờ vẫn hoang tàn, tôn giáo bị biến chất, lễ bái trở nên vô vị. Từ đó, dân chúng chán nản ngã lòng. Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ dân Ngài. Phải chăng Thiên Chúa đã không trung thành giữ lời Ngài đã hứa?

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Đường hướng mục vụ của Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam

Bài nói chuyện của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc
với Hội nghị các Bề trên Thượng cấp các Hội dòng có mặt tại Việt Nam
K’Long, 05-11-2013
http://www.hdgmvietnam.org/duong-huong-muc-vu-cua-giao-hoi-chua-kito-tai-viet-nam/5540.63.8.aspx

 WHĐ (08.11.2013) – Từ ngày 05 đến 07-11-2013, Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các bề trên Thượng cấp tại Tu viện Don Bosco K’Long, Đức Trọng - Lâm Đồng. Đến chia sẻ với Hội nghị có Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài. Ngoài ra, Ban Điều hành đã mời Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli đến trao đổi với Hội nghị và tham dự ngày bế mạc.
Sau đây là bài nói chuyện của Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục trong ngày khai mạc.

  oOo 

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Bác ái chuyên chế hay tự do?

Trầm Thiên Thu 

VRNs (09.11.2013) – Sài Gòn – Bác ái là yêu thương mọi người, không trừ ai. Chuyên chế là độc đoán, áp đặt, như người ta thường nói “quân chủ chuyên chế”. Bác ái mà sao lại chuyên chế? Đó mới là vấn đề!

Trong nhiều điều mà Đức Kitô đã dạy các môn đệ, bác ái là một trong các quy luật có “giá trị cốt lõi”. Ngài dạy chúng ta yêu thương tha nhân như chính mình, cho người cởi trần có áo mặc và cho người đói khát có cái ăn, cái uống. Ngài quở trách những kẻ khoe khoang giàu có qua việc bỏ tiền ra làm từ thiện, xây nhà thờ, xây bệnh viện, mở trường học,… nhưng chỉ là “phần thừa” và muốn làm vinh danh chính mình chứ chưa hẳn vì yêu thương, còn bà góa nghèo khổ chỉ bỏ ít tiền, nhưng đó là cả tấm lòng hy sinh của bà, muốn cứu giúp tha thân thật lòng.

Cảnh nào xúc động hơn ảnh ĐGH Phanxicô ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tướng

Nguyễn Long Thao
http://www.vietcatholic.net/News/Html/118967.htm

Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư, 6 tháng 11 năm 2013.
Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghiã Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật . Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin đặc biệt này



Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Tn Mừng Chúa nhật 32 TN - C ngày 10/11/2013

Lời Chúa: 2Mcb. 7, 1-2.9-14; 2Tx. 2,16–3,5; Lc. 20, 27-38
Phúc Âm: Lc. 20, 27-38 
Sống lại 
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Mai an (st) 

Trong chương trình “Những điều bạn có thể chưa biết” của đài VTV3 có tường thuật một trường hợp lạ lùng: Một phụ nữ bị nhồi máu cơ tim. Chị tắt thở. Chị đã chết. Nhưng nhiều giờ sau, chị tỉnh lại. Các bác sĩ hỏi chị đã thấy gì trong thời gian ấy. Chị trả lời: chị thấy mình như bay bổng lên cao, và từ trên cao chị nhìn xuống thấy các bác sĩ, các y tá đang chăm sóc cho mình, nhìn thấy thân xác mình nằm bất động, nhìn thấy thuốc men, dụng cụ y tế. Chị cũng nhìn thấy một chiếc giày tennis cũ màu xanh da trời, đế giày bị mòn ở mép trong bàn chân, giây giày màu trắng, đầu một sợi dây thòng xuống dưới đáy giày. Nghe lời tả rất chi tiết của chị, vị bác sĩ chuyên điều tra băn khoăn để ý tìm kiếm. Một hôm vị bác sĩ đi qua tòa nhà đối diện nhìn sang bệnh viện, bà giật mình kinh hãi vì thấy ở tầng ba của tòa nhà, trên một gờ xi măng rất cheo leo, có một chiếc giày tennis cũ ai đã đặt ở đó tự hồi nào. Vị bác sĩ quan sát kỹ lưỡng và thấy chiếc giày giống từng chi tiết với chiếc giày mà người chết kể lại: chiếc giày vải cũ màu xanh, đế giày mòn ở mép trong, dây giày màu trắng, đầu một dây thòng xuống nằm ở dưới đáy giày.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Tin Mừng Chúa nhật 31TN - C Ngày 03/11/2013

Lời Chúa: Kn 11,22–12,2; 2Tx 1,11–2,2; Lc 19, 1-10
Ánh mắt yêu thương. 
Đức TGM. Ngô Quang Kiệt.
 Mai An (St)

Mỗi khi đọc câu chuyện ông Giakêu, tôi ngỡ ngàng trước ánh mắt của Chúa Giêsu khi Ngài nhìn lên ông Giakêu trên cây sung. Ánh mắt ấy có sức mạnh kỳ lạ. Ánh mắt ấy chất chứa bao tâm tình. Chỉ trong một ánh mắt cuộc đời Giakêu hoàn toàn biến đổi. 

Đó là ánh mắt quan tâm. Chúa Giêsu vào thành Giêricô. Giêricô là một thành phố rộng lớn, người đông đúc, buôn bán sầm uất. Một đám đông lớn đi theo Chúa Giêsu. Trong khi đó ông Giakêu thật bé nhỏ. Nên ông phải leo lên cây sung để nhìn Chúa. Thật lạ lùng. Giữa đám đông mênh mông ấy, Chúa vẫn nhìn thấy ông Giakêu, dù ông thấp lùn. Giữa muôn người, Chúa chỉ tìm Giakêu. Lại còn biết rõ tên ông. Điều đó chứng tỏ Chúa quan tâm tới Giakêu, dù ông bé nhỏ trong một đám đông hỗn độn. Giakêu chắc chắn cảm thấy ấm lòng vì ánh mắt quan tâm của Chúa. 

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Tin Mừng Chúa nhật 30 TN-C ngày 27/7/2013

ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống
Lời Chúa: Hc 35,15b-17.20-22a; 2Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9-14
Mũi nhọn xung kích
(Trích dẫn từ ‘Nút Vòng Xoay’)
Phúc Âm hôm nay là một dụ ngôn sống động và mang tính khái quát. Rất gọn về số câu, số chữ nhưng lại rất rộng về hàm ý nội dung. Chỉ có hai nhân vật với vài nét chấp phá sơ sài nhưng cũng đủ khái quát cho mọi tầng lớp dân chúng. Chỉ là một thoáng lên Đền cầu nguyện nhưng lại biểu trưng cho mọi sinh hoạt tôn giáo. Chỉ quanh quẩn trong chu vi Đền Thánh nhưng lại điển hình đến nỗi có thể nới rộng ra cả cuộc đời.
Nhưng điều làm cho dụ ngôn sống động đến hôm nay thiết tưởng không những vì tính khái quát ấy mà đáng lưu ý hơn, theo ngôn từ báo chí, còn vì “tính xung kích” với những mũi nhọn không thể tránh né của nó.
Đẹp lắm nhưng cũng đau lắm. Khéo léo lắm nhưng cũng nhức nhối không kém. Xin chia sẻ về tính xung kích ấy.

Chức danh và danh xưng trong Giáo hội Côg giáo Việt Nam

Phêrô Nguyễn Tuấn Hoan

Bài viết này trước hết xin gửi đến hai anh Bartholomeo Phan Xuân Cường, gíao xứ Công Chính và anh Thomas D’Aquino Trần Minh Sáng, gíao xứ Chi Lăng, thuộc giáo phận Buôn Ma Thuột. Cũng xin gửi đến tất cả những anh chị em có cùng thao thức về đời sống đạo hôm nay; những thao thức này chẳng phải là những vấn đề to tát, cao siêu, mang tính thần học hay những chuyện trên mây trên gió mà các đấng thỉnh thoảng họp nhau bàn luận, và kết thúc cũng ‘vũ như cẩn’ muôn năm, vì vậy những nguyện vọng của dân Chúa chả bao giờ được đoái hoài. Không nói ra, nhưng hầu hết các đấng đều mong muốn rằng: giáo dân đừng xía vào chuyện của bề trên, cứ chịu khó đi lễ, năng “chịu” các “phép”, nhất là “rộng tay” trong mọi cuộc quyên góp và thế là đủ cho được rỗi linh hồn.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Sài Gòn - Huế tổng kết đợt học tập Giáo huấn Xã hội Công giáo

Tôma Hoàng Kim Khánh

Hai nhóm học hỏi Giáo huấn Xã hội Công Giáo (GHXHCG) của Tổng giáo phận Sài Gòn và Huế tổng kết đợt học tập GHXHCG trong bầu khí thắm đượm nghĩa tình anh em và liên đới.

Buổi tổng kết được tổ chức lúc 19g30 ngày 15/10/2013 tại Nhà Mục vụ giáo xứ Phú Trung, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Tổng Thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa bình (CL&HB) thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Quản xứ Phú Trung và Linh mục Gioakim Lê Thanh Hoàng, Trưởng Ban CL&HB Tổng giáo phận Huế cùng tham dự.

Ngoài các học viên thuộc hai nhóm học hỏi GHXHCG Sài Gòn, Huế còn có các học viên trẻ thuộc Lớp Học hỏi GHXHCG của Giáo xứ Phú Trung. 

Tin Mừng Chúa nhật 29TN-C ngày 20/10/2013


Mai An (St)
Khánh nhật Truyền giáo
Lc 18,1-8


Đức tin trung kiên
“Vậy, chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ.” (Lc 18,7-8)
  
Suy niệm: Kiên trì trong thử thách, đau khổ, là yếu tố chính quyết định cho sự thành công của con người trong mọi lãnh vực cuộc đời như học hành, ứng xử, nghề nghiệp, tôn giáo… “Có công mài sắc có ngày nên kim.” Bài Tin Mừng cho thấy sự kiên trì của bà góa đã làm mềm “gan thép” ông quan tòa bất chính,  huống chi sự kiên nhẫn kêu cầu của ta với Đấng công chính, tốt lành như Thiên Chúa. Thiên Chúa không vô cảm khi nhìn thấy chúng ta phải đối mặt với gian nan, khốn khổ trong đời sống đức tin. Ngài biết rõ và Ngài để sự ấy xảy ra nhằm thanh luyện đức tin ta tinh tuyền và hoàn hảo nếu ta kiên vững đến cùng.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Tin Mừng Chúa Nhật 27TN-C ngày 06/10/2013

Kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi 
Mai An (St)
Để “hạt cải” đức tin lớn lên
“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải…” (Lc 17,6)
  
Suy niệm: Khi các môn đệ xin Chúa Giêsu “ban thêm lòng tin”, Ngài đáp lại “Nếu anh em có lòng tin…”, hẳn là Ngài muốn nhắc khéo những lần Ngài trách các ông kém lòng tin (x. Lc 8,25; 12,28) khi các ông mải lo lắng “lấy gì mà ăn hay lấy gì mà mặc” (Lc 12,22), hay lúc các ông hoảng loạn trước cơn sóng to gió lớn khi đang lênh đênh trên biển hồ Tibêria (Lc 8,24). Hơn nữa, Ngài không chỉ nói “nếu…” như một lời giả sử vu vơ; trái lại Ngài xác quyết rằng chỉ cần các môn đệ đặt nơi Ngài một niềm tin nhỏ bé thôi, Ngài sẽ ban cho các họ sức mạnh để có thể làm những việc mà trên phương diện tự nhiên không thể nào làm được.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Đối thoại, nẻo đường của bình an

Nguồn WHD, ngày 25/9/2013
http://www.hdgmvietnam.org/doi-thoai-neo-duong-cua-binh-an/5410.63.8.aspx
 
Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Ngày 4-09-2013, xảy ra vụ việc đáng tiếc ở giáo họ Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh.

Ngày 6-09, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, gửi Thư Chung đến Cộng đồng Dân Chúa giáo phận Vinh, “mời gọi anh chị em cầu nguyện, dâng những hi sinh cũng như những hành động cụ thể để biểu lộ sự hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên và tình liên đới đối với các nạn nhân của bạo lực”.

Các phương tiện truyền thông của tỉnh Nghệ An liên tục cung cấp thông tin và hình ảnh theo quan điểm của chính quyền và lên án bà con giáo dân.

Tin Mừng Chúa nhật 26 Thường niên - Năm C ngày 29/9/2013

Liên đới
Tin Mừng (Lc 16,19-31)
Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
 Mai An (St)

Toàn cầu hóa đã giúp nhân loại phát triển tình liên đới. Nhân loại trở nên một cộng đồng sinh mệnh. Sự an nguy không còn của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Cứu người chính là cứu mình. Vì một thảm họa nếu không sớm được ngăn chặn, sẽ mau chóng lan tràn khắp thế giới. Liên đới đang trở thành đức tính không thể thiếu được trong đời sống hiện tại. Nó không chỉ là một việc làm thiện nguyện mà còn là một nhiệm vụ cấp bách của mọi công dân trên hành tinh. Biết sống liên đới, nhân loại đang đi vào con đường Phúc Âm.

Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc đến tình liên đới. Phải liên đới vì mọi người đều là anh em với nhau. Phải liên đới vì đó là điều kiện vào Nước Trời.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Tin Mừng Chúa Nhật tuần 25 TN – C ngày 22/09/2013

Mai An (St) 
Sự khôn khéo của con cái ánh sáng  “Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.” (Lc 16,8-9)

Suy niệm: 
Không phải Chúa Giêsu khen người quản lý bất trung. Ngài có khen đấy, nhưng không phải khen ngợi thói bất lương, mà khen cách hành xử khôn khéo và nhanh nhẹn, biết lo cho tương lai của anh. Và tiếp sau đó, Chúa than phiền về tình trạng con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng. Con cái trần thế hễ đụng đến tiền bạc, tiện nghi, thú vui… thì nhanh nhạy, đầu tư hết thời giờ, công sức, trí tuệ, thức khuya dậy sớm để đạt cho bằng được. Còn con cái sự sáng khi chọn lựa các giá trị Nước Trời, phục vụ anh em đồng loại thì ù lì, chậm chạp, thiếu năng động.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Tin Mừng Chúa Nhật XXIV thường niên - Năm C (ngày 15/9/2013)

THIÊN CHÚA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT 
 ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
 Mai An (St) 

 Bài Phúc Âm vừa nghe (hôm nay) là một trong những trang đẹp nhất của Tin Mừng. Có thể gọi đó là Tin Mừng của Tin Mừng. Vì chương 15 Phúc Âm Luca này được coi như bản tóm tắt tất cả Phúc Âm. Tin Mừng đó là Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót. Lòng thương xót của Thiên Chúa thực vô biên, dài, rộng, cao, sâu khôn lường, ta không thể nào hiểu thấu. Những bài sách thánh hôm nay hé mở cho ta mấy nét của lòng thương xót vô biên đó.

1. Nét thứ nhất của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa là: sự tha thứ
Tình yêu đích thực không được đo bằng đam mê nồng cháy. Bởi những đam mê nồng cháy mau qua như một cơn bão lốc. Bão lốc qua đi chỉ để lại đổ vỡ điêu tàn.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Giáo huấn Giáo Hội về Giáo dục Giới tính

Tôma Hoàng Kim Khánh

Một vài con số
   
    - “Với trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên; Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới” (1). 
    - Theo thống kê của khoa Xã hội học trường Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử (sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn) trước hôn nhân” (2).
    - “Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội, công bố năm 2012, mỗi năm, trung bình cả nước xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục. Trong đó, trẻ em bị hiếp dâm chiếm 65%. …” (3). 
    - “Ở Việt Nam, trung bình có 4,8 trong số 100 đôi hôn nhân đã phải ly dị. …” (4).
    … Một vài con số nói trên chỉ mới phản ánh một góc mặt xã hội, chúng ta đang sống, trên đà tục hóa. 

Tin Mừng Chúa Nhật XXIII TN Ngày 08/9/2013

 Mai An (St)

Chúa Nhật tuần 23 TN – C
Lc 14,25-33

Thập giá, dấu ấn của Đức Giêsu

Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,25-33)

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo: Tầm Quan Trọng trong Đời Sống Kitô Hữu Giáo Dân

Bài nói của Lm Giuse-Maria Lê Quốc Thăng,Thư ký Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc HĐGM Việt Nam với các linh mục Tổng Giáo phận Huế ngày 2 tháng 7 năm 2013



  Công đồng Vaticanô II đã nhắc nhở rằng: Những vấn đề về xã hội và văn hóa hiện nay có liên quan đến tất cả anh chị em giáo dân, để mời gọi họ đối diện với những vấn đề trần thế và xếp đặt nó theo ý muốn của Thiên Chúa (x. LG, 31).

    Trước mặt nhân loại, mỗi người tín hữu giáo dân phải là chứng nhân của sự phục sinh và sự sống của Chúa Giêsu, đồng thời là dấu hiệu của Thiên Chúa hằng sống. Tất cả và mỗi người phải góp phần nuôi dưỡng thế giới bằng những hoa trái thiêng liêng và truyền bá cho thế giới tinh thần của những người sống Tám Mối Phúc Thật. Người Kitô hữu hãy làm cho thế giới sống như linh hồn làm cho thân xác sống (x. LG 38).