Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Phúc Âm

Giới thiệu tông huấn Niềm Vui Phúc Âm

Mạc Khải phỏng dịch 
 http://ghxhcg.com/article.aspx?id=2219 


Vatican – 26/11/2013 (VIS). Sáng nay, gần Phòng Báo Chí, Đức cha Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tái Truyền giảng Phúc Âm, Đức cha Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng các Giám Mục, và Đức cha Claudio Celli, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, đã giới thiệu tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm), do chính tay Đức Thánh Cha viết trong hướng đi của Thượng Hội Đồng kỳ tháng 10/2012. Văn kiện này gồm 222 trang chia ra làm 5 chương (Sự biến đổi sứ vụ của Giáo Hội, Trong cơn khủng hoảng của sự dấn thân cộng đoàn, Loan báo Tin Mừng, Tất cả Dân Chúa loan báo Tin Mừng, Tầm vóc xã hội của truyền giảng Tin Mừng, Các nhà truyền giáo với Chúa Thánh Thần). Sau đây là bài đọc của ĐC. Fisichella, với các chú giải của những viện dẫn.
"Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được viết dưới ánh sáng của sự vui mừng, để tái khám phá nguồn mạch của truyền giảng Tin Mừng trên thế giới đương đại. Có thể tóm tắt nội dung tài liệu mới này của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban cho Hội Thánh để xác định những đường lối mà mục vụ phải đi theo trong tương lai trước mắt. Đây là một sự mời gọi để tìm lại một nhãn quan tiên tri và tích cực của thực tế, không vì thế mà trốn tránh khó khăn. Đức Thánh Cha khuyến khích chúng ta và chỉ cho chúng ta nhìn về phía trước, xa hơn cả cái thời khủng hoảng này, một lần nữa dùng cây thập giá và sự sống lại của Đức Kitô làm ngọn cờ chiến thắng (85).Nhiều lần, Đức Giáo Hoàng đã viện dẫn những Đề nghị của Thương Hội Đồng (THĐ) năm 2012, cho thấy sự đóng góp của THĐ đã quan trọng nhường nào trong việc soạn thảo tông huấn này. Tuy nhiên, tài liệu còn đi xa hơn kinh nghiệm của THĐ. Đức Giáo Hoàng không những đã để lại dấu ấn của kinh nghiệm mục vụ của bản thân trong văn kiện này, mà còn mời gọi hãy đón nhận thời gian ân điển mà Giáo Hội đang sống, để tiến lên, với đức tin, lòng xác tín và sự phấn khởi, giai đoạn mới của truyền giảng Tin Mừng. Lấy lại giáo huấn của Evangelii nuntiandi của ĐGH Phaolô VI, ngài đặt lại vào trung tâm con người của Chúa Giêsu Kitô, nhà truyền giáo đầu tiên, Đấng kêu gọi chúng ta hãy cùng với Ngài, tham gia vào công trình cứu độ (12). Đức Thánh Cha khẳng định hoạt động truyền giáo là thế giới của mọi công trình của Giáo Hội (15). Bởi vậy, chúng ta phải đón nhận thời gian thuận lợi này để phân định và sống giai đoạn mới của giảng truyền Tin Mừng (17) đang kết hợp chung quanh 2 đề tài làm nên cái nền của tông huấn này. Một mặt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các Giáo Hội đặc biệt đang phải đương đầu với những thách thức và những cảnh huống riêng của từng bối cảnh văn hóa, để các Giáo Hội này có thể định rõ công việc tân Phúc Âm hóa trong các nước của họ. Mặt khác, Đức Giáo Hoàng chỉ rõ mẫu số chung, để cho tất cả Giáo Hội, và mỗi nhà truyền giáo, có thể chấp nhận một phương pháp chung, dấu chỉ của Phúc Âm hóa là con đường mà nhiều người cùng đi, không bao giờ đi lẻ loi. By điểm được gom lại trong 5 chương của bản tông huấn, làm thành cái nhìn của Đức Giáo Hoàng về tân Phúc Âm hóa : Sự cải tổ Giáo Hội trên con đường sứ vụ, những cám dỗ của những người làm mục vụ, Giáo Hội được hiểu như toàn thể dân Thiên Chúa đang loan truyền Phúc Âm, bài giảng và việc soạn thảo nó, sự hội nhập xã hội của những người nghèo, hòa bình và đối thoại xã hội, những động cơ tinh thần của sự dấn thân truyền giáo. Quan hệ giữa tất cả những đề tài này là tình yêu thương xót của Thiên Chúa, là Đấng đến gặp mỗi người để thể hiện trung tâm của mạc khải, đời sống của mỗi người tìm được ý nghĩa trong sự gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô và trong niềm vui mừng được chia sẻ kinh nghiệm yêu thương này với người khác (8).


Chương thứ nhất triển khai sự cải tổ Giáo Hội trên con đường sứ vụ, được kêu gọi phải ra khỏi chính mình để đi gặp gỡ người khác. Đức Giáo Hoàng biểu lộ trong đó động lực của sự vượt thoát và ân điển được tượng trưng bởi sự đi ra khỏi chính mình, của việc bước đi và gieo rắc mãi mãi và mãi mãi đi xa hơn (21). Giáo Hội phải nhận lấy làm của riêng mình sự thân thiết với Chúa Giêsu, Đấng vốn là sự thân mật lưu động (23). Như chúng ta từ nay đã quen thuộc với chuyện này, Đức Giáo Hoàng nói nhiều hơn với những thành ngữ tượng hình và tạo ra những từ mới để làm cho chúng ta hiểu rõ bản chất của Phúc Âm hóa. Trong những từ mới này, có từ "Primerear", nghĩa là Thiên Chúa đi trước chúng ta trong yêu thương, chỉ cho Giáo Hội con đường phải đi. Giáo Hội không phải ở trên con đường cụt tăm tối, mà đang đi theo chân Đức Kitô (x.1 Pr 2, 21), và như vậy, Giáo Hội xác tín chắc chắn về con đường mình đi. Vì vậy Giáo Hội  bước tới không sợ hãi. Giáo Hội biết mình phải đi gặp, phải tìm những người ở xa, phải đến tận những ngã tư đường để mời gọi những người bị loại trừ. Ước muốn của Giáo Hội là đề nghị lòng thương xót bao la (24). Để đi trên con đường này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh trên "sự trở lại mang tính mục vụ, vốn muốn nói, khởi đi từ một nhãn quan thư lại, tĩnh tại và hành chánh của mục vụ, đi đến một viễn cảnh truyền giáo, nơi mà mục vụ đang ở trong tình trạng thường xuyên rao truyền Phúc Âm (25). Cũng như có những cấu trúc giúp đỡ và ủng hộ mục vụ truyền giáo, rất tiếc có "những cấu trúc Giáo Hội có thể đặt điều kiện cho động lực rao truyền Phúc Âm" (26). Sự hiện hữu của những cung cách thực hành mục vụ cổ lỗ, héo úa bắt buộc sự sáng tạo phải suy nghĩ lại Phúc Âm hóa. Theo chiều hướng này, Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng sự ấn định mục tiêu mà không có công việc tìm kiếm cùng cộng đồng những phương tiện phải sử dụng để đạt tới thì chỉ là hoang tưởng (33). Như vậy, phải tập trung vào cốt lõi (35) và phải biết rằng chỉ có một tầm vóc hệ thống, có nghĩa là thống nhất, cấp tiến và tương ứng với đức tin, có thể giúp đỡ chúng ta. Giáo Hội phải có thể thiết lập một trật tự các chân lý và quan hệ của mình với trung tâm của Phúc Âm (37-39). Chúng ta phải tránh rơi vào cái bẫy của một sự giới thiệu đức tin chỉ dưới một khía cạnh luân lý, mà xa dần tính cách trung tâm của tình yêu thương. Trong trường hợp trái ngược, lâu đài luân lý của Giáo Hội có nguy cơ sụp đổ như một lâu đài xây trên cát, và điều này là mối nguy hiểm lớn (39). Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh để người ta tìm được sự cân bằng giữa nội dung đức tin và ngôn ngữ để diễn tả ra. Sự cứng ngắc mà người ta muốn sao cho ngôn ngữ phải chính xác, đôi khi có thể làm hại đến nội dung vì tách xa cách nhìn đích thực của đức tin (41). Đoạn quan trọng của chương này là số 32, là chỗ Đức Giáo Hoàng chỉ rõ sự cấp bách phải đi tới trong một số viễn cảnh của Công Đồng Vaticanô II. Đặc biệt là vấn đề ngôi vị tối thượng của Người Kế Vị thánh Phêrô và của các HĐGM. Trước đó thì trong Ut Unum sint, ĐGH Gioan Phaolô II cũng đã yêu cầu sự giúp đỡ để hiểu rõ hơn các mục tiêu của Đức Giáo Hoàng trong cuộc đối thoại đại kết. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi theo cùng hướng này và tự hỏi nếu một sự giúp đỡ như thế có thể không đến từ một sự tiến hóa của quy chế các HĐGM. Một đoạn khác (38-45) đặc biệt quan trọng về những hậu quả liên quan đến mục vụ. Cốt lõi của Tin Mừng nằm trong những giới hạn của ngôn ngữ con người. Tín lý chui vào trong cái lồng của ngôn ngữ, như cách nói quen thuộc của nhà triết học Wittgenstein, khiến cho phải có nhận định giữa cái nghèo nàn cùng những giới hạn của ngôn ngữ, và sự phong phú -nhiều khi còn chưa biết hết- của nội dung đức tin. Mối nguy có thực khi Giáo Hội không chú tâm đến động lực này. Trên một số lập trường, nó có thể xẩy đến như một sự tù túng và một sự xơ cứng của thông điệp Tin Mừng, và không nhìn thấy được sự triển khai riêng biệt của mình.


Chương thứ nhì được dành cho những thách thức của thế giới đương đại và cho những cám dỗ làm giảm đi việc tái truyền giảng Phúc Âm. Trước hết, Đức Giáo Hoàng khẳng định là cần phải tìm lại căn tính của mình mà không có mặc cảm tự ti, thường đưa đến sự dấu diếm căn cước và đức tin của mình… như thế, bóp nghẹt sự vui mừng truyền giáo để trở thành một sự ám ảnh mình cũng như mọi người và chỉ có những điều thiên hạ có (79). Lúc đó, người Kitô hữu rơi vào một thứ chủ nghĩa tương đối còn nguy hiểm hơn là chủ thuyết tương đối tín lý (relativisme doctrinal) (80), bởi vì nó đụng trực tiếp đến cách sống của người Kitô hữu. Như thế, có thể xẩy ra trong các biểu hiện mục vụ, các sáng kiến bị bưng bít bởi sự đưa ra phía trước một sáng kiến chứ không phải là những con người. Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng cám dỗ này là có thật và mang tính cách chung của một sự giải thể nhân cách của con người. Cũng cách này, thách thức rao truyền Phúc Âm phải được đề cập đến như một cơ may để tăng trưởng, thay vì như là một lý do để rơi vào suy sụp. Cái chết của tinh thần chủ bại (88). Chúng ta phải tìm lại được thế thượng phong của quan hệ cá nhân trên cái kỹ thuật gặp gỡ thường sẽ quyết định đi gặp người khác như thế nào, ở đâu và trong bao lâu, xuất phát từ những sở thích riêng của mình (88). Trong các thách thức, chúng ta phải nêu lên những người có quan hệ trực tiếp với cuộc sống. Đời sống bấp bênh hàng ngày với những hậu quả bi thảm, những hinh thức khác nhau của sự chênh lệch xã hội, chủ nghĩa tôn thờ tiền bạc và chính sách độc tài của một nền kinh tế vô diện, sự tăng cường tiêu thụ và tiêu thụ vô độ… đặt chúng ta trước một bối cảnh toàn cầu hóa vô cảm và một sự hạ giá ngạo mạn luân lý, loại bỏ mọi phê bình về sự thống trị của thị trường, mà qua lý thuyết về sự tái phát thuận lợi dẫn đến hiểu sai về những khả năng thật sự để hành động giúp đỡ người nghèo (52-64). Nếu Giáo Hội còn khả tín trong nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả ở những nơi Giáo Hội chỉ là thiểu số, chính là vì những công trình bác ái và tương trợ của mình (65). Để loan truyền Phúc Âm trong thời đại chúng ta, đối diện với thách thức của những nền văn hóa đô thị lớn lao, người Kitô hữu được mời gọi hãy tránh hai thành ngữ có thể phá hủy bản chất của mình, mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là trần tục (93). Đầu tiên đây là một sự quyến rũ của thuyết ngộ đạo, một đức tin khép kín trên chính mình, trên những sự xác thực của tín lý, và đã biến kinh nghiệm mình đã trải qua thành các tiêu chuẩn của sự thật để phán xét người khác. Một thứ tân thuyết Pêlagiơ tự quy chiếu và tin tưởng vào sức người, mà đối với họ, ân sủng chỉ là phụ thuộc trong lúc sự tham gia của họ và sức mạnh của họ mới duy nhất làm nên tiến bộ. Tất cả điều này mâu thuẫn với rao truyền Phúc Âm và tạo ra một thứ chủ nghĩa tinh hoa tự mê cần phải gạt bỏ (94). Đức Giáo Hoàng hỏi, chúng ta muốn là ai ? Các tướng lãnh quân đội thua trận hay là những binh lính bình thường của một tiu đoàn đang tiếp tục chiến đấu" ? Sự rủi ro của một "Giáo Hội trần tục được phủ lên trong cái thiêng liêng và mục vụ" (96) đúng là có thật. Như thế, chúng ta phải chống trả lại những cám dỗ này và cống hiến sự làm chứng cho sự hiệp thông (99) dựa trên sự bổ sung. Từ đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bênh vực việc cổ vũ những tín hữu giáo dân và phụ nữ, sự dấn thân cho ơn gọi và các linh mục. Thấy Giáo Hội đã hoàn thành những tiến bộ trong những năm gần đây sẽ tách xa chúng ta ra khỏi một tư tưởng quyền lực, có lợi cho việc phục vụ một sự xây dựng hợp nhất của Giáo Hội (102-108).


Truyền giảng Phúc Âm là sứ vụ của cả dân Thiên Chúa, không hạn chế. Nó không thể chỉ dành hay ủy nhiệm cho một nhóm riêng biệt. Tất cả mọi người đã chịu Phép Rửa đều có liên quan trực tiếp với sứ vụ này. Trong chương thứ ba của tông huấn, Đức Giáo Hoàng đã giải thích sự triển khai và những giai đoạn của nó. Trước tiên, người ta thể hiện rõ vị trí tối thượng của ân điển luôn tác động trong đời sống của mọi người truyền giáo (112). Tiếp đến là vai trò của các nền văn hóa khác nhau trong tiến trình hội nhập văn hóa Phúc Âm, và nguy cơ rơi vào sự thiêng liêng hóa kiêu ngạo của nền văn hóa riêng của mình, đã được triển khai (117). Sau cùng, người ta nói đến vai trò cơ bản của sự gặp gỡ cá nhân (127-129) và của sự làm chứng cho sự sống (121). Người ta nhấn mạnh về giá trị của lòng sùng đạo quần chúng, nơi thể hiện đức tin đích thực của biết bao người đã cống hiến chứng minh cho tính đơn sơ trong cuộc gặp gỡ với tình yêu của Thiên Chúa (122-126). Để chấm dứt, Đức Giáo Hoàng mời gọi các thần học gia hãy gia tăng giá trị cho những hình thức loan truyền Phúa Âm (133), và đã dừng lại khá lâu trên bài giảng lễ như là hình thức ưu việt của Phúc Âm hóa, và đòi hỏi một sự đam mê và một tình yêu thực sự đối với Lời của Thiên Chúa và với dân chúng được trao gửi cho chúng ta (135-158).


Chương thứ tư được dành cho tầm vóc xã hội của Phúc Âm hóa. Đó là chủ đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất ưa thích bởi vì nếu tầm vóc này không được kể đến một cách rõ ràng, người ta có nguy cơ bóp méo ý nghĩa chính đáng và toàn diện của sứ vụ rao truyền Phúc Âm (176); Đó là chủ đề quan trọng của quan hệ giữa loan truyền Phúc Âm và cổ vũ sự sống con người trong tất cả những biểu hiện của nó. Sự phát triển toàn diện của mọi con người ngăn cản chúng ta giam hãm tôn giáo như một chuyện riêng tư, không có hậu quả nào trên đời sống xã hội và công cộng. Một "đức tin đích thực luôn kéo theo một ước muốn sâu xa thay đổi thế giới (183). Có hai chủ đề lớn làm thành đoạn này của tông huấn. Đức Giáo Hoàng nói đến chúng với một sự đam mê to lớn mang tính Phúc Âm, ý thức rằng có ảnh hưởng đến tương lai nhân loại  : Sự hội nhập xã hội của người nghèo, của hòa bình và của đối thoại xã hội. Liên quan đến điểm đầu, Giáo Hội, qua Tân Phúc Âm hóa cảm thấy nhiệm vụ của mình là hợp tác để giải quyết những nguyên nhân cụ thể của sự nghèo khổ và để cổ vũ sự phát triển toàn diện người nghèo, cũng như thực hiện những cử chỉ liên đới đơn giản và hàng ngày đối diện với sự cùng khổ cụ thể "đang bầy ra trước mắt chúng ta mỗi ngày" (188). Điều toát ra từ những trang viết dày đặc, chính là lời kêu gọi hãy nhận biết "sức mạnh cứu độ" của những người nghèo, và phải là trung tâm của đời sống Giáo Hội với cuộc Tân Phúc Âm hóa (198). Như thế, chúng ta phải trước hết tái khám phá sự quan tâm, sự cấp bách, sự ý thức của đề tài này, trước mọi kinh nghiệm cụ thể. Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không phải chỉ có thực hiện sự lựa chọn cơ bản người nghèo, mà sự lựa chọn này trước hết phải là một ưu tư thiêng liêng và tôn giáo và vì thế mang tính ưu tiên (200). Trên những đề tài này, lời Đức Giáo Hoàng rất thẳng thắn và không quanh co. Vị mục tử của một Giáo Hội không biên giới (210), không được phép nhìn ra chỗ khác. Vì vậy, ngài mạnh mẽ yêu cầu hãy xem xét vấn đề những người di dân và đưa ra cách rõ ràng những hình thức nô lệ mới. Đâu là kẻ giết người hàng ngày trong xưởng lậu nhỏ bé, trong hệ thống mại dâm, trẻ em bị dùng để đi ăn xin, nơi người phải đi làm lậu bởi vì không có giấy tờ hợp pháp ? Chúng ta đừng tự lừa dối. Có nhiều sự đồng lõa (211). Bằng hàng nghìn cách, Đức Giáo Hoàng bảo vệ sự sống con người từ lúc mới bắt đầu và phẩm giá của mọi con người (213). Trên khía cạnh thứ nhì, ngài trình bày 4 nguyên tắc vốn là mẫu số chung cho sự tiến triển của hòa bình và sự thể hiện hòa bình trong xã hội. Có lẽ, khi nhớ lại lúc học tập về thần học gia Romano Guardini, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như đã tạo ra một sự đối lập phân cực mới. Ngài nhắc là thời gian cao hơn không gian, sự hợp nhất ở trên tranh chấp, thực tế quan trọng hơn ý kiến, và tổng thể cao hơn các bộ phận. Điều này đưa chúng ta tới sự đối thoại như là đóng góp tiên khởi cho hòa bình, và có liên quan, trong tông huấn, đến khoa học, đại kết và quan hệ với các tôn giáo ngoài Kitô giáo.


Chương sau cùng nói về tinh thần của Tân Phúc Âm hóa (260). Sự tái rao truyền Phúc Âm triển khai dưới tác động của Chúa Thánh Thần là Đấng thúc đẩy, theo cách luôn mới mẻ, nhiệt tình truyền giáo, xuất phát từ đời sống cầu nguyện trong đó chiêm niệm giữ vị trí trung tâm (264). Đức Trinh Nữ Maria, ngôi sao của Tân Phúc Âm hóa, được trình bày trong kết luận như là thần tượng của sự loan báo và sự truyền bá Phúc Âm mà Giáo Hội được kêu gọi phải sống với sự phấn khởi và trong tình yêu thương của Chúa Giêsu. Chúng ta đừng để bị cướp mất niềm vui rao giảng Tin Mừng ! (83). Ngôn ngữ của tông huấn này trong sáng và trực tiếp, không dài dòng không ẩn ý. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi thẳng vào trung tâm các vấn đề của con người ngày hôm nay, đang yêu cầu Giáo Hội nhiều hơn là một sự hiện diện. Giáo Hội được yêu cầu canh tân các dự án của mình và sự tiến hành mục vụ trong chiều hướng của cuộc Tân Phúc Âm hóa. Phúc Âm phải được gửi đến tất cả mọi người, không riêng gì ai. Tuy nhiên, một số người, một số người được ưu đãi. Không ngờ vực gì nữa, Đức Thánh Cha xác định trong phương hướng của ngài : Không phải chỉ những bạn bè và những người hàng xóm giầu có, mà thay vào đó là những người nghèo, người tàn tật, những người thường bị hạ giá trị và lãng quên… không nghi ngờ hay giải thích gì có thể làm suy yếu đi thông điệp rất trong sáng này (48). Cũng như trong những thời điểm quan trọng khác của lịch sử Giáo Hội, Giáo Hội ngày nay cảm thấy sự cần thiết phải có một cái nhìn chú ý để loan truyền Phúc Âm dưới sự soi sáng của thờ lậy, với cái nhìn chiêm niệm này để thấy được những dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Các dấu chỉ thời đại không chỉ được khuyến khích, mà con trở thành những tiêu chuẩn của một sự làm chứng hiệu nghiệm (71). Là người đầu tiên trong chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta mầu nhiệm trung tâm của đức tin chúng ta : Chúng ta đừng rời xa sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta đừng bao giờ tự coi là thua cuộc, điều gì phải đến, sẽ đến (3). Giáo Hội Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn là người đồng hành với những người đương đại của chúng ta để đi tìm Thiên Chúa và ước mong được thấy Ngài".




Quý vị Độc giả có thể đọc toàn bộ tông huấn này bằng nhiều ngôn ngữ tại http://www.vatican.va


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét