Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Bài giảng thứ Bảy Tuần Thánh: Vượt qua

Lm. Giuse Đinh Tất Quý
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20140415/25550
Trương Thị Dược (St)

 
I. Đêm nay là đêm Vượt qua.

Bài đọc thứ nhất Chúa tạo dựng lên trời đất: Vượt qua từ không sang có.
Bài thứ hai câu truyện của Abraham: Vượt qua từ con người ích kỷ, chỉ biết sống cho mình với ý riêng của mình để sống cho Thiên Chúa.
 
Bài thứ ba kể lại chuyện người Do thái vượt qua Biển đỏ: Trước khi vượt qua Biển đỏ họ sống một cuộc sống nô lệ. Khi vượt qua Biển đỏ họ bắt đầu bước vào cuộc sống sống tự do.
 
Bài Thánh thư Thánh Phaolô: Vượt qua tội lỗi bước vào đời sống ơn sủng.
 
Bài Phúc Âm: Chúa Giêsu vượt qua từ sự chết bước vào sự sống. Đây là cuộc vượt qua hoàn hảo nhất, trọn vẹn nhất.
 
Mọi cuộc vượt qua…như vượt qua từ không sang có, từ con người ích kỷ sang cuộc sống quảng đại hiến thân, từ nô lệ sang tự do, từ tội lỗi sang đời sống ân sủng, từ cái chết bước vào sự sống đều đòi hỏi một sự giã từ, giã từ một cái gì đó bất toàn để bước sang một sự hoàn hảo hơn. Việc giã từ như thế không phải lúc nào cũng suông sẻ, không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng rất nhiều khi nó đòi hỏi đến mức độ phải hy sinh, phải quên mình, có khi phải trả bằng cả một cuộc sống đầy máu. Chúng ta hãy nhìn cảnh Abraham đau xót như thế nào khi dẫn đứa con duy nhất của mình lên núi để tế lễ cho Thiên Chúa! Chúng ta hãy nhìn cảnh những người Do thái phải điêu đứng trả giá như thế nào trong suốt 40 năm trời ở sa mạc để rồi sau đó mới được vào đất hứa. Và chúng ta hãy nhìn xem Chúa Giêsu Chúa của chúng ta đã phải trả giá như thế nào để có được sự Phục Sinh vinh hiển hôm nay.

Bài giảng thứ Sáu Tuần Thánh: Cái chết của Chúa

Lời Chúa: Ga 18,1-19,42

"Người xem thấy việc này đã làm chứng,
và lời chứng của người ấy xác thực."
(Ga 19,35)


Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu, Chúa của chúng ta.

Chúa đã chết... Chết như nhiều người đã chết.

Ngày 5/9/1997, cả thế giới bàng hoàng và xúc động khi nghe tin Mẹ Têrêsa chết, chết tại thành phố Calcutta, sau một cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ 87 tuổi.

Ngay sau cái chết của mẹ, báo chí đã đưa lên trang nhất những hàng tít lớn: "Mẹ của những người nghèo khổ đã ra đi" - "Vị nữ thánh của những người cùng khổ không còn nữa" - "Vị nữ thánh giữa đời thường đã vĩnh viễn ra đi."

Không phải chỉ thế giới đau buồn và cảm động trước cái chết của mẹ, mà nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng bày tỏ lòng thương tiếc sâu sắc. Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã gửi đến Calcutta bức điện chia buồn như sau: "Buổi tối hôm nay đã có ít tình yêu hơn, ít lòng trắc ẩn hơn và cũng ít ánh sáng hơn trên thế giới."

Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đã nói: "Mẹ là người luôn gây ngạc nhiên, một trong những vĩ nhân của thời đại này."

Thủ tướng Tony Blair của nước Anh đã gửi đến Calcutta lời phân ưu: "Trong một tuần đầy bi kịch, thế giới lại càng buồn hơn vì một trong những người phục vụ nhiều lòng trắc ẩn nhất đã ra đi."

Nước Albani, quê hương thứ nhất của mẹ tuyên bố "Cả nước sẽ để tang mẹ ba ngày."

Tại Ấn Độ, nơi người Công giáo chỉ là thiểu số, thủ tướng Inder Kamar đã tuyên bố tổ chức lễ an táng mẹ tại sân vận động quốc gia New Delhi theo nghi thức quốc táng.

Vâng, đó là một cái chết, cái chết thật đẹp, đẹp còn hơn một giấc mơ. Ngày an táng mẹ, Đức Thánh Cha đã cử đặc sứ của Ngài tới. Rất nhiều nhà lãnh đạo đạo đời trên thế giới đã có mặt. Từ trước cho đến nay, chưa có nhà lãnh đạo nào trên thế giới này, được yêu thương đến như thế.

Mẹ Têresa đã chết.

Và gần 2000 năm trước Chúa Giêsu cũng đã chết.

BẢY DI NGÔN TRÊN THÁNH GIÁ (2)


Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 (Viết theo cuốn: Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
Trương Thị Dược (St)

4.  Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa của con! Sao Ngài bỏ rơi con (Mt 27, 46)
Ba Lời Di Ngôn đầu từ thánh giá phán ra được gởi đến các kẻ được Thiên Chúa yêu thương theo thứ tự: kẻ thù địch, kẻ tội lỗi, người lành thánh.  Hai lời thứ tư, thứ năm biểu lộ sự đau khổ của Thiên Chúa làm người trên thánh giá.  Lời thứ tư biểu lộ sự khốn khổ của con người bị Thiên Chúa phế bỏ.  Lời thứ năm nói lên nổi cay cực của Thiên Chúa bị con người chối bỏ.
Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là ngày đen tối nhất trần gian.  Bóng tối bao trùm trái đất in mờ Thập Giá Đức Kitô trên nền trời đen thẳm.  Mọi sự đều tối tăm mịt mùng!  Ngài từ bỏ Mẹ hiền và môn đệ yêu dấu.  Thiên Chúa xem ra cũng như từ bỏ Ngài luôn. ”Eli ! Eli ! Lamma sabacthani! Chúa ơi! Chúa ơi! Sao Chúa bỏ con?  Tiếng kêu than này, trong ngôn ngữ huyền nghĩa Do thái tiết diễn một mầu nhiệm kinh khủng về sự kiện: Thiên Chúa từ bỏ Thiên Chúa.  Chúa Con gọi Chúa Cha là Thiên Chúa.  Khác hẳn lời cầu ngày nào Ngài dạy:  “Lạy Cha chúng con ở trên trời.”  Chúa Cha cũng có vẻ như ngoảnh mặt đi, khi Ngài hứng chịu lấy tội lỗi trần gian.  Ngài cam chịu nổi đớn đau bi thống đó vì con người để chúng ta hiểu rằng:  Khi con người mất Thiên Chúa thì tình trạng khủng khiếp chừng nào.

5.  Ta Khát (Ga 19, 28)
Đây là lời ngắn nhất trong bảy Di Ngôn, chỉ vỏn vẹn một tiếng Ta khát.  Tận đáy tâm hồn Chúa chỉ bật ra một nỗi thao thức: Ta Khát.
Hiện tượng khát nước là sự kiện bình thường của một người tử tội đóng đinh thập giá, do việc người đó mất quá nhiều máu trong người.  Nhưng ở đây, chắc chắn Gioan không có ý nói tới điều đó mà nói đến nghĩa thiêng liêng.  Đức Giêsu khao khát thông truyền hiệu quả cuộc khổ nạn của Người là Ơn cứu độ cho tất cả mọi người và như thế thì lời Kinh thánh mới nên trọn.  Ý nghĩa của lời Ta Khát gắn liền với việc “để lời kinh thánh được nên trọn.”  Lời Kinh Thánh có thể hiểu là Lời các Tiên tri trong Cựu ước loan báo về sứ mạng Cứu thế của Đấng Messia; Lời Kinh Thánh còn có thể hiểu là chính công việc cứu thế của Đức Giêsu.  Vì thế, Đức Giêsu biết rằng sứ mạng cứu thế của Người đã được thi hành trọn vẹn và đầy đủ; kể từ nay bắt đầu giai đoạn mới của lịch sử cứu độ, con người sẽ lãnh nhận hiệu quả do cuộc khổ nạn người đem đến thì Ngài nói: Ta Khát.

Trong Phúc âm Gioan, từ ngữ “khát” thường chỉ nguyện vọng sâu xa của con người khát mong những hồng ân của Thiên Chúa vào thời Đấng Messia “Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa, nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13); ” Ai đến với Ta sẽ không hề đói,và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ” (Ga 6,35);  “Ai khát hãy đến với Ta, ai tin vào ta hãy đến mà uống! Như kinh thánh đã nói: Tự lòng Ngài sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” (Ga 7, 37)
Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian. 

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

BẢY DI NGÔN TRÊN THÁNH GIÁ (1)

LM Giuse Nguyễn Hữu An 
(Viết theo cuốn:Trên đỉnh cao thập giá của ĐGM Fulton Sheen)
Trương Thị Dược (St)
Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.  Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.  Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên Thánh Giá.
Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.

1.  Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái.  Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm".  Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)
2.  Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!"  Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23, 42-43).
3. Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. (34) Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!" Nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?" (Mc 15, 33-34).

VƯỢT QUA (THỨ 5 TUẦN THÁNH. A)

Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
 
Trương Thị Dược (St)
(Xh 12, 1-8.11-14; 1Cor 11, 23-26; Ga 13, 1-15).

Hằng năm các tín hữu đạo Do-thái tưởng niệm lễ Vượt Qua một cách rất long trọng. Thiên Chúa đã cứu cha ông họ ra khỏi cảnh làm nô lệ nơi đất Ai-cập. Trước khi ra đi, người Do-thái đã ăn bữa tiệc Vượt Qua với thịt chiên nướng và bánh không men. Theo lệnh truyền của ông Môisen: Phải ăn như thế này: Phải thắt lưng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn vội vã: Vì đó là ngày Vượt Qua của Chúa (Xh 12, 11). Chúng ta không thể tưởng tượng được biến cố lịch sử vĩ đại này. Đã có khoảng 600 ngàn người, không kể trẻ em đã rời Ai-cập để tiến vào miền Đất Hứa. Họ ra đi một cách vội vã và khẩn cấp cùng với đoàn súc vật.  Đã có hơn 430 năm lập nghiệp tại xứ người, cuộc sống và giang san của họ cũng đã ổn định. Chắc chắn họ cũng đã sở hữu đất đai, ruộng vườn, nhà cửa và chợ búa xóm làng. Vâng lệnh Chúa, họ đã phải từ bỏ mọi gắn bó với cuộc sống qua nhiều đời. Một hy sinh vô cùng lớn lao.

Đêm vọng Vượt Qua, Thiên Chúa đã can thiệp để cứu thoát họ. Nhưng họ phải hy sinh buông bỏ mọi sự để đi theo đường lối của Chúa, đây là một quyết định đổi đời cả thể. Giống như khi chúng ta phải bỏ lại tất cả mọi sự để ra đi vượt biên. Vượt qua mọi gian khó và hướng tới một tương lai mà chúng ta chưa thể lường trước. Chúng ta liều thân sống chết trong định mệnh. Dân tộc Do-thái thì được Thiên Chúa yêu thương và ưu đãi cách đặc biệt. Thiên Chúa đã ra tay chở che, bao bọc và cùng đồng hành với họ. Ông Môisen tiếp tục dẫn dắt họ lữ hành 40 năm trong hoang địa để chuẩn bị tiến vào miền Đất Hứa. Môisen đã nhắc nhở: Các ngươi hãy ghi nhớ ngày ấy, làm lễ tưởng niệm, và phải mừng ngày đó trọng thể kính Thiên Chúa. Các ngươi sẽ lập lễ này để mừng vĩnh viễn muôn đời (Xh 12, 14). Ngày nay các người Do-thái vẫn tiếp tục làm lễ tưởng niệm biến cố Vượt Qua này.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Sự thật của tình yêu ở đâu?

Người Góp Nhặt
http://conglyvahoabinh.org/su-that-cua-tinh-yeu-o-dau/2014/04/

Bác ái phải cụ thể, trong tình yêu hành động quan trọng hơn lời nói, cho thì tốt hơn nhận.”
Có một sự thật rất rõ ràng phản ánh bác ái Kitô Giáo, đó là ‘sự lựa chọn ưu tiên dành cho người nghèo’. Ngay từ  Giáo hội sơ khai đến hiện tại, truyền thống Giáo hội không ngừng thực hiện bác ái qua những việc làm cụ thể. Dù ai đó có thành kiến với Công giáo, không thể phủ nhận nỗ lực không mệt mỏi của giới Công giáo trên lãnh vực này.

Ưu tiên dành cho người nghèo, đó cũng là lựa chọn của triều đại giáo hoàng hôm nay.

Như một lời cam kết, Tân Giáo hoàng Phanxicô đã nói trước mặt 2500 đại diện 6000 người thuộc giới truyền thông vào ngày 16/03/2013, ngay khi vừa lãnh nhận chức vụ giáo hoàng “Tôi muốn một Giáo hội nghèo khó, vì người nghèo” sau khi ngài giải thích lý do tại sao lấy danh hiệu Phanxicô Assisi, một vị thánh nghèo, đã làm cho giới Công giáo, đặc biệt, giới truyền thông thích thú.

Người Công giáo hy vọng một Giáo hội đổi thay và thế giới chú tâm theo dõi ngài thực hiện lời cam kết đó.

Một chuyển tiếp kì lạ

Không ít người tin “có sự an bài của Chúa” trong hai sự kiện nóng bỏng nhất của Giáo hội Công giáo năm 2013: Giáo hoàng Bênêđictô XVI tự ý tuyên bố từ nhiệm chức vụ Giáo hoàng và sự kiện Giáo hoàng Phanxicô được bầu chọn vào chức vị này đã ảnh hưởng đến thế giới nói chung.

Giáo hội Công giáo của năm 2013 và trước đó, chính Giáo hoàng Bênêđictô XVI thừa nhận “Cộng đồng tín hữu gần đây đã bị tổn thương bởi các cuộc tấn công của tội lỗi. Chúng xâm nhập vào bên trong, ngay cả trung tâm của Hội Thánh”(1). Ngài muốn nói đến những vụ giáo sỹ lạm dụng tình dục, và tài chánh không minh bạch ở ngân hàng Vatican. Những khủng hoảng trầm trọng này, ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi tác của ngài, có thể là lý do đưa đến quyết định từ nhiệm chức vụ giáo hoàng.

Cơn sóng dữ đã làm cho đức tin của người tín hữu chao đảo và thế giới mất lòng tin vào ‘chân, thiện, mỹ’ của một tôn giáo lớn.

“Hơn lúc nào hết, Giáo hội cần một vị lãnh đạo có đủ năng lực để giải quyết những khủng hoảng này”, đó là nhận định chung của giới truyền thông khi họ đưa ra khuôn mặt các ứng viên cho chức vụ giáo hoàng. Vatican có được một thời gian chuẩn bị cho ứng viên chức vụ giáo hoàng tốt hơn. Các hồng y có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kĩ lưỡng hơn về vị lãnh đạo Giáo hội tương lai.

Việc đến thì phải đến, Giáo hội Công giáo đã bầu xong giáo hoàng mới và tên tuối của Tân Giáo hoàng hoàn toàn không đúng với kiểu ‘đoán già đoán non’ của giới truyền thông. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Tân Giáo hoàng Phanxicô đã làm cho giới truyền thông tốn nhiều giấy mực.

Chỉ trong thời gian ngắn, ngài đã gây bất ngờ: lấy lại lòng tin của thế giới vào Giáo hội.

Thế giới, không riêng người Công giáo đều ghi nhận sự quyết tâm của ngài. Cuối năm 2013, chỉ sau 9 tháng, Time, tạp chí nổi tiếng thế giới của Mỹ, bình chọn ngài là ‘Nhân vật của năm 2013’. Truyền thông thế giới liên tục đưa tin sự kiện này với tất cả sự trân trọng ‘Nhân vật của năm 2013’.

Người Công giáo có quyền hãnh diện sự kiện này, hỏi Giáo hoàng có thích thú không khi nhận được tin này? Cha Federic Lombardi, S.J., Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đưa ra nhận định sau đây:

“Cá nhân Đức Thánh Cha không phải là người mưu tìm công danh, vì ngài đã tận hiến cuộc đời của mình cho sứ vụ rao giảng Phúc Âm của Tình Yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Điều làm cho Đức Thánh Cha cảm thấy hài lòng là sứ vụ này lôi cuốn mọi người nam cũng như nữ, và có thể đem lại hi vọng cho họ. Và nếu việc bình chọn “Nhân vật của năm” năm nay có nghĩa là có nhiều người hiểu được sứ điệp này – ít là mặc nhiên như thế – thì Đức Thánh Cha thực sự vui mừng”.

Và sự thừa nhận của một tap chí lớn nhất thế giới của Mỹ dành cho một lãnh tụ tôn giáo là một tin vui, có lợi cho một thế giới ngày càng xem nhẹ giá trị tâm linh: “Giải thưởng cao quý của báo chí quốc tế dành cho một nhân vật không ngừng thăng tiến những giá trị tinh thần, tôn giáo và luân lý cũng như kiên quyết kêu gọi hòa bình và gia tăng công bằng là một tín hiệu tích cực”, cha Lombardi nhận định.

Bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá - Năm A

Anh chị em thân mến,

Bài Thương khó hôm nay tương đối khá dài và tự nó đã nói lên rất nhiều ý nghĩa cho mỗi người chúng ta. Tuy nhiên tôi cũng xin được chia sẻ với anh chị em một vài cảm nghĩ của tôi. Đọc bài Thương khó hôm nay, tôi thấy có một vài điểm rất đáng cho chúng ta suy nghĩ

1. Điểm thứ nhất là lòng dạ của con người. Lòng dạ con người sao mà dễ thay đổi quá. Chỉ trong một thời gian không đầy một tuần lễ mà chúng ta được chứng kiến bao nhiêu cảnh thay lòng đổi dạ của những con người đối với Chúa Giêsu, Chúa của chúng ta.

a/ Trước hết là đám đông quần chúng

Lúc Chúa vào Thành thánh Giêrusalem, chúng ta không thể tưởng tượng được thái độ của họ vui mừng đến như thế nào. Họ sẵng sàng cởi áo trải xuống lót đường cho Chúa đi qua. Họ bẻ cành cây đầy lá giơ cao để đón mừng Chúa. Miệng của họ hò la đến vang trời dậy đất khiến nhà cầm quyền lúc đó cũng cảm thấy rúng động. “Hoan hô con Vua Đavid...Hoan hô....Hoan hô...Vạn tuế....Vạn tuế ...Vạn tuế con Vua Đavid ....Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa đến cùng chúng tôi”

Nhưng rồi cũng lại hầu hết những con người này, chỉ mấy ngày hôm sau lại gân cổ lên mà la thật torằng “Hãy đóng đinh nó vào Thập giá, hãy đóng đinh nó vào Thập giá”- Và cả sau khi Chúa chịu đóng đinh rồi họ cũng vẫn chưa chịu buông tha cho Chúa: “Hãy xuống khỏi Thập giá đi để chúng ta tin nào...Kẻ đã cứu được người khác mà không cứu nổi chính mình.....Xuống khỏi Thập giá đi...Xuống khỏi Thập giá đi..”

Ôi lòng dạ của con người sao mà chóng đổi thay đến như thế.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Các nhân vật trong cuộc Thương Khó của Đức Giêsu

Lm FX Vũ Phan Long, OFM.
 
Kính gửi quý độc giả ba bài tĩnh tâm Mùa Chay của Lm FX Vũ Phan Long, OFM, theo chủ đề "Các nhân vật trong cuộc Thương Khó của Đức Giêsu theo Tin Mừng thánh Luca".
Bài 1
"Đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô một lần nữa":
Phêrô chối Đức Giêsu (Luca 22,54-62)

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, trong phần Mở đầu (s. 3), đã mời gọi: "Tôi mời gọi hết thảy mọi Kitô hữu, dù ở bất cứ nơi nào, ngay vào lúc này, hãy đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô một lần nữa, hay ít ra, mở rộng lòng mình để cho Người gặp gỡ mình... Xin đừng ai nghĩ rằng lời mời gọi này không có ý nghĩa gì đối với mình, bởi vì "không ai bị loại ra khỏi niềm vui Chúa mang đến". Chúa không để cho ai mạnh dạn đến với Người mà phải thất vọng cả, hễ khi nào chúng ta bước một bước đến Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra rằng Người luôn luôn ở đó rồi, mở rộng vòng tay chờ đón chúng ta. Đây là giây phút để thân thưa với Đức Giêsu Kitô: "Lạy Chúa, con đã để cho mình bị lừa dối; bằng muôn ngàn cách con đã lảng tránh tình yêu Chúa, nhưng con ở đây một lần nữa để làm mới lại giao ước của con với Chúa. Con cần Chúa. Xin cứu con một lần nữa, Lạy Chúa, xin đón nhận con một lần nữa trong vòng tay cứu độ của Chúa".

Trong ngày đầu tiên hôm nay, chúng ta sẽ tìm cách đáp trả lời mời gọi của Đức Thánh Cha, dựa vào kinh nghiệm của thánh Phêrô trong cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, mà thánh Luca kể lại (Lc 22,54-62).

Phương châm và biểu tượng chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha

Minh Đức (Vatican Radio)
http://www.hdgmvietnam.org/phuong-cham-va-bieu-tuong-chuyen-tong-du-han-quoc-cua-duc-thanh-cha/5939.57.7.aspx

WHĐ (08.04.2014) – “Ðứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Ðức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi” (Isaia 60,1): đó là phương châm chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Hàn Quốc (từ ngày 14 đến 18 tháng Tám 2014). Chuyến tông du đánh dấu lần đầu tiên sau 25 năm lại có một Giáo hoàng đến thăm đất nước này. Hồi tháng Mười 1989, Hàn Quốc đã vinh dự đón tiếp Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II lần thứ hai, sau lần đầu tiên vào tháng Năm 1984 để tuyên thánh cho 103 vị tử đạo Hàn Quốc.

Phương châm và biểu tượng chuyến tông du của Đức Thánh Cha đã được một phái đoàn của Giáo hội Hàn Quốc giới thiệu tại Vatican. Phái đoàn này thuộc Uỷ ban Tổ chức trong Hội đồng Giám mục Hàn Quốc hiện đang có mặt tại Roma vào tuần này để hoàn tất các chi tiết cuối cùng của sự kiện. Dẫn đầu phái đoàn là hai cha Chung Ui-chul và Hur Young-Yup - đặc trách Nghi lễ Phụng vụ và đặc trách Quan hệ công chúng (PR) cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

Biểu tượng chính thức của sự kiện này là hai ngọn lửa xanh và đỏ quyện vào nhau, bừng lên từ hai làn sóng diễn tả một chiếc thuyền. Hai màu xanh đỏ ám chỉ hai miền Triều Tiên và sự đan quyện vào nhau nói lên mong muốn thống nhất của hai quốc gia. Những con sóng màu xanh tạo hình con thuyền có hình dáng giống như lưỡi dao, là dấu chỉ sự hy sinh của các vị tử đạo của Giáo hội Hàn Quốc. Màu xanh tượng trưng cho lòng thương xót của Thiên Chúa bao la như đại dương.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Tân Giám mục phụ tá cho giáo phận Long Xuyên

(Nguồn: http://press.vatican.va và Giáo phận Long Xuyên)
http://www.hdgmvietnam.org/duc-thanh-cha-phanxico-bo-nhiem-tan-giam-muc-phu-ta-cho-giao-phan-long-xuyen/5932.63.8.aspx  

WHĐ (05.04.2014) – Hôm nay, 05-04-2014, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố thông tin về việc bổ nhiệm Tân giám mục phụ tá cho giáo phận Long Xuyên như sau:

“Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm cha Giuse Trần Văn Toản, Giám đốc Trung tâm Mục vụ giáo phận Long Xuyên, làm Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên, Việt Nam, hiệu toà Acalisso”.

Tiểu sử Đức Tân Giám mục Giuse Trần Văn Toản: 07-04-1955:
Sinh tại Quảng Nam  
1966 – 1970:
Học tại Tiểu chủng viện Á Thánh Phụng - Châu Đốc1970 – 1974: Học tại Tiểu chủng viện Têrêxa - Long Xuyên
1974 – 1975: Học triết học tại Đại chủng viện Tôma Long Xuyên
1975 – 1976: Học triết học tại Đài Đức Mẹ Tân Hiệp, Long Xuyên
1976 – 1977: Học thần học tại Toà Giám mục Long Xuyên
1977 – 1979: Giúp xứ Môi Khôi Láng Sen, Thạnh Quới
1979 – 1980: Học thần học tại Toà Giám mục Long Xuyên
1980 – 1988: Giúp xứ Môi Khôi Láng Sen, Thạnh Quới
28/11/1988: Chịu chức Phó tế do Đức cha Gioan B. Bùi Tuần
1988 – 1992: Thi hành tác vụ Phó tế tại giáo xứ Môi Khôi Láng Sen
16/1/1992: Chịu chức Linh mục do Đức cha Gioan B. Bùi Tuần
1992 – 1999: Phó giáo xứ Môi Khôi Láng Sen, Thạnh Quới
1999 – 2000: Học tại East Asian Pastoral Institute, Manila, Philippines
2000 – 2005: Học tại Đại học De La Salle ở Manila, Philippines và tốt nghiệp với bằng Tiến sĩ về Giáo dục
2006 – 2014:
 – Phục vụ tại Toà Giám mục Long Xuyên
 – Phụ trách dự tu giáo phận
 – Giám đốc Trung tâm Mục vụ giáo phận Long Xuyên
 – Điều phối sinh hoạt của các Uỷ ban và các Ban trong giáo phận
 – Điều hướng các đoàn thể đạo đức hoạt động trong giáo phận
 – Giáo sư môn Truyền giáo học tại Đại chủng viện Thánh Quý.




 

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Tin Mừng Chúa nhật V MC.A ngày 06/4/2014

Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York
Trương Thị Dược (St)
 
SỰ SỐNG (CN 5 CHAY.A).
(Ez 37, 12-14; Rm 8, 8-11: Ga 11, 1-45).

Sự sống là một mầu nhiệm. Tạo hóa trao ban sự sống cho mọi loài: Thực vật, động vật và loài người. Khí thở là nguồn của sự sống. Mọi loài sống đều cần có không khí để hít thở và nuôi dưỡng. Sự sống di động trong toàn thân. Trong thân thể con người, khi hơi thở và máu huyết ngưng đọng, con người sẽ chết. Mỗi người đều có một sự sống riêng biệt. Sự sống nơi mỗi người có thể kéo dài cả trăm năm và cũng có thể tan bay trong khoảnh khắc. Sư sống dài hay ngắn không quan trọng bằng sống cho có ý nghĩa và hữu ích. Thiên Chúa là chủ tể của sự sống. Sự sống tiếp nối sẽ không bị tiêu diệt, chỉ có xác thể sự sống bị chết. Tiên tri Edêkien đã viết: Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta và các ngươi sẽ được sống, Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, và các ngươi biết rằng: Ta là Chúa, chính Ta đã phán và đã thi hành (Ez 37, 12-14). Thiên Chúa là Chúa và là tác giả của mọi sự sống. Con người không thể sáng tạo sự sống mà chỉ bắt chước và tạo môi trường để sự sống phát triển.

Dựa vào các diễn tiến của sự sống tự nhiên, các nhà khoa học đã tìm hiểu nguyên nhân, cách kết cấu và sự vận hành phát triển của các tế bào để tạo cơ hội phát triển. Khoa học hiện nay có thể giúp kéo dài sự sống nơi con người như lắp ghép tim, gan, thận, xương hay tiếp máu và thay máu. Có nghĩa là khi con người còn có hơi thở sự sống, cho dù sức yếu, các nhà chuyên môn có thể tiếp giúp tăng cường và kéo dài sự sống. Nhưng một khi sự sống đã ngừng, trái tim ngưng đập, ngưng thở, óc chết và các tế bào ngừng hoạt động và sự chết đến, con người đành bó tay. Trong một khoảng thời gian ngắn nào đó, sau khi chết, một số cơ phận trong con người có thể được xử dụng ngay để phẫu thuật ghép. Một số trường hợp, các bác sĩ có thể dùng một số cơ phận của những người mới qua đời để lắp ghép cho các bệnh nhân cần. Người đã chết không thể trở lại với cuộc sống. Họ vĩnh biệt ra đi.

Điều đó rồi cũng qua đi


Nguyễn Sanh (St)
Vua Solomon trong Kinh Thánh vang danh vì sự khôn ngoan, giầu có và các trước tác của mình. Ông lên làm vua vào khoảng 967 trước Công Nguyên. Quốc gia Do thái của ông, lúc đó, trải dài từ ven sông Euhrates trên miền Bắc, vùng Lưỡng Hà, xuống đến tận vùng cực Bắc của Ai Cập, phía Nam.

Một ngày nọ, Vua Solomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình...

Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. "
Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt? "
Nhà Vua đáp: "Nó có những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Solomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.