Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Nếu chết là hết…

Giuse Việt
Mai An (St)
                            Nếu chết là hết thì
                                   Sống tốt để làm gì
                                   Học hành có nghĩa chi
                                   Phấn đấu làm việc cũng vậy thôi
                                   Giàu có sung sướng rồi gì nữa
                                   Văn minh lịch sự để làm gì
                                   Danh tiếng này kia có ích chi

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tông Huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Phúc Âm

Giới thiệu tông huấn Niềm Vui Phúc Âm

Mạc Khải phỏng dịch 
 http://ghxhcg.com/article.aspx?id=2219 


Vatican – 26/11/2013 (VIS). Sáng nay, gần Phòng Báo Chí, Đức cha Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tái Truyền giảng Phúc Âm, Đức cha Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng các Giám Mục, và Đức cha Claudio Celli, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, đã giới thiệu tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Phúc Âm), do chính tay Đức Thánh Cha viết trong hướng đi của Thượng Hội Đồng kỳ tháng 10/2012. Văn kiện này gồm 222 trang chia ra làm 5 chương (Sự biến đổi sứ vụ của Giáo Hội, Trong cơn khủng hoảng của sự dấn thân cộng đoàn, Loan báo Tin Mừng, Tất cả Dân Chúa loan báo Tin Mừng, Tầm vóc xã hội của truyền giảng Tin Mừng, Các nhà truyền giáo với Chúa Thánh Thần). Sau đây là bài đọc của ĐC. Fisichella, với các chú giải của những viện dẫn.

Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Vọng, năm A (ngày 01/12/2013)

Sống tỉnh thức và sẵn sàng 

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
http://www.chuacuuthe.com/2013/11/song-tinh-thuc-va-san-sang-chua-nhat-i-mua-vong-nam-a/

  Một năm Phụng Vụ lại đến. Thời gian cứ thế trôi đều theo nhịp dường như chẳng có gì mới dưới trần gian này. Đông qua, xuân đến, hạ đi, thu lại về. Hết mùa thường niên, đoàn tín hữu Kitô bước vào mùa Vọng, mùa Giáng Sinh. Tuy nhiên vẫn có đó cái gì mới lạ khi ta bước vào một điểm mốc của thời gian, cho dù đó chỉ là sản phẩm có tính quy ước của con người. Bắt đầu một chu kỳ mới, được gọi là năm dựa trên vòng xoay của vũ trụ nói chung, của thái dương hệ mặt trời và trái đất chúng ta nói riêng hay khởi đầu một chu kỳ lịch sử ơn cứu độ theo niên lịch Phụng vụ Kitô giáo, hẳn nhiên vẫn tiềm tàng một khao khát, ước mơ, hy vọng nào đó. Chắc chắn đó là những hy vọng, mơ ước về nhiều điều tốt đẹp, có thể là hợp lý, phải đạo, cũng có thể là không và không thể loại trừ những ước vọng cao cả.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Evangelii Gaudium (Niềm vui Phúc Âm), Tông huấn đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Nguồn:

VRNs (27.11.2013) – Sài Gòn – Romereports cho biết, thông qua Tông huấn này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công khai những điểm mà Ngài muốn tập trung trong triều đại giáo hoàng của mình. Ngài thách thức mọi người Công giáo chia sẻ sứ điệp của Tin Mừng với niềm vui và lòng thương xót. Rao giảng bằng cách làm gương, Đức Thánh Cha nói, triều đại Giáo hoàng phải trải qua một cuộc hoán cải, đó là trung thành với “ý tưởng mà Chúa Giêsu Kitô muốn trao và cho các nhu cầu hiện tại của việc loan báo Tin Mừng.”

Dưới đây là một số điểm quan trọng trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm mà Romereports giới thiệu:

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Tin Mừng Chúa nhật 33 TN - C ngày 17/7/2013

Ngày của Chúa                                                     
Mai An (St)
Sẽ có ngày cả thế giới và vũ trụ này biến đổi. Bao giờ? Thế nào? Và có những dấu hiệu nào báo trước không?

 Vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên, Ngôn Sứ Malaki đã ra đi tuyên sấm. Ông loan báo “ngày của Chúa” sẽ đến, nhằm làm sống lại niềm hy vọng của Dân Chúa sau cuộc hồi hương của Babylon trở về. Đất nước bị dân ngoại chiếm đóng, đền thờ vẫn hoang tàn, tôn giáo bị biến chất, lễ bái trở nên vô vị. Từ đó, dân chúng chán nản ngã lòng. Phải chăng Thiên Chúa đã bỏ dân Ngài. Phải chăng Thiên Chúa đã không trung thành giữ lời Ngài đã hứa?

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Đường hướng mục vụ của Giáo hội Chúa Kitô tại Việt Nam

Bài nói chuyện của Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc
với Hội nghị các Bề trên Thượng cấp các Hội dòng có mặt tại Việt Nam
K’Long, 05-11-2013
http://www.hdgmvietnam.org/duong-huong-muc-vu-cua-giao-hoi-chua-kito-tai-viet-nam/5540.63.8.aspx

 WHĐ (08.11.2013) – Từ ngày 05 đến 07-11-2013, Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên các bề trên Thượng cấp tại Tu viện Don Bosco K’Long, Đức Trọng - Lâm Đồng. Đến chia sẻ với Hội nghị có Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài. Ngoài ra, Ban Điều hành đã mời Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli đến trao đổi với Hội nghị và tham dự ngày bế mạc.
Sau đây là bài nói chuyện của Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục trong ngày khai mạc.

  oOo 

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Bác ái chuyên chế hay tự do?

Trầm Thiên Thu 

VRNs (09.11.2013) – Sài Gòn – Bác ái là yêu thương mọi người, không trừ ai. Chuyên chế là độc đoán, áp đặt, như người ta thường nói “quân chủ chuyên chế”. Bác ái mà sao lại chuyên chế? Đó mới là vấn đề!

Trong nhiều điều mà Đức Kitô đã dạy các môn đệ, bác ái là một trong các quy luật có “giá trị cốt lõi”. Ngài dạy chúng ta yêu thương tha nhân như chính mình, cho người cởi trần có áo mặc và cho người đói khát có cái ăn, cái uống. Ngài quở trách những kẻ khoe khoang giàu có qua việc bỏ tiền ra làm từ thiện, xây nhà thờ, xây bệnh viện, mở trường học,… nhưng chỉ là “phần thừa” và muốn làm vinh danh chính mình chứ chưa hẳn vì yêu thương, còn bà góa nghèo khổ chỉ bỏ ít tiền, nhưng đó là cả tấm lòng hy sinh của bà, muốn cứu giúp tha thân thật lòng.

Cảnh nào xúc động hơn ảnh ĐGH Phanxicô ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tướng

Nguyễn Long Thao
http://www.vietcatholic.net/News/Html/118967.htm

Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư, 6 tháng 11 năm 2013.
Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghiã Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật . Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin đặc biệt này



Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Tn Mừng Chúa nhật 32 TN - C ngày 10/11/2013

Lời Chúa: 2Mcb. 7, 1-2.9-14; 2Tx. 2,16–3,5; Lc. 20, 27-38
Phúc Âm: Lc. 20, 27-38 
Sống lại 
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Mai an (st) 

Trong chương trình “Những điều bạn có thể chưa biết” của đài VTV3 có tường thuật một trường hợp lạ lùng: Một phụ nữ bị nhồi máu cơ tim. Chị tắt thở. Chị đã chết. Nhưng nhiều giờ sau, chị tỉnh lại. Các bác sĩ hỏi chị đã thấy gì trong thời gian ấy. Chị trả lời: chị thấy mình như bay bổng lên cao, và từ trên cao chị nhìn xuống thấy các bác sĩ, các y tá đang chăm sóc cho mình, nhìn thấy thân xác mình nằm bất động, nhìn thấy thuốc men, dụng cụ y tế. Chị cũng nhìn thấy một chiếc giày tennis cũ màu xanh da trời, đế giày bị mòn ở mép trong bàn chân, giây giày màu trắng, đầu một sợi dây thòng xuống dưới đáy giày. Nghe lời tả rất chi tiết của chị, vị bác sĩ chuyên điều tra băn khoăn để ý tìm kiếm. Một hôm vị bác sĩ đi qua tòa nhà đối diện nhìn sang bệnh viện, bà giật mình kinh hãi vì thấy ở tầng ba của tòa nhà, trên một gờ xi măng rất cheo leo, có một chiếc giày tennis cũ ai đã đặt ở đó tự hồi nào. Vị bác sĩ quan sát kỹ lưỡng và thấy chiếc giày giống từng chi tiết với chiếc giày mà người chết kể lại: chiếc giày vải cũ màu xanh, đế giày mòn ở mép trong, dây giày màu trắng, đầu một dây thòng xuống nằm ở dưới đáy giày.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Tin Mừng Chúa nhật 31TN - C Ngày 03/11/2013

Lời Chúa: Kn 11,22–12,2; 2Tx 1,11–2,2; Lc 19, 1-10
Ánh mắt yêu thương. 
Đức TGM. Ngô Quang Kiệt.
 Mai An (St)

Mỗi khi đọc câu chuyện ông Giakêu, tôi ngỡ ngàng trước ánh mắt của Chúa Giêsu khi Ngài nhìn lên ông Giakêu trên cây sung. Ánh mắt ấy có sức mạnh kỳ lạ. Ánh mắt ấy chất chứa bao tâm tình. Chỉ trong một ánh mắt cuộc đời Giakêu hoàn toàn biến đổi. 

Đó là ánh mắt quan tâm. Chúa Giêsu vào thành Giêricô. Giêricô là một thành phố rộng lớn, người đông đúc, buôn bán sầm uất. Một đám đông lớn đi theo Chúa Giêsu. Trong khi đó ông Giakêu thật bé nhỏ. Nên ông phải leo lên cây sung để nhìn Chúa. Thật lạ lùng. Giữa đám đông mênh mông ấy, Chúa vẫn nhìn thấy ông Giakêu, dù ông thấp lùn. Giữa muôn người, Chúa chỉ tìm Giakêu. Lại còn biết rõ tên ông. Điều đó chứng tỏ Chúa quan tâm tới Giakêu, dù ông bé nhỏ trong một đám đông hỗn độn. Giakêu chắc chắn cảm thấy ấm lòng vì ánh mắt quan tâm của Chúa.