Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Đức Thánh Cha gặp gỡ người khiếm thính và người khiếm thị


WHĐ (30.03.2014) – Đó là cuộc gặp gỡ rất cảm động chưa từng có của Đức Thánh Cha Phanxicô với khoảng 6.000 người khiếm thính hoặc khiếm thị, diễn ra hôm thứ Bảy 29-03 tại Vatican. Cuộc gặp gỡ này –một sáng kiến ​​của Tổ chức “Tiểu Sứ vụ cho người khiếm thính–khiếm thị” và “Phong trào Tông đồ cho người Khiếm thị”–, là thành quả của một bức thư của cha Deuci –linh mục người Brazil– gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Cha Deuci muốn gây ý thức về tình trạng thiếu người phiên dịch và các linh mục hiểu biết ngôn ngữ ký hiệu.

Đức Thánh Cha đã có một bài huấn từ ngắn, khởi đi từ đề tài “Chứng nhân Phúc Âm cho một nền văn hóa gặp gỡ”. Bài huấn từ được nhiều người chuyển dịch sang ngôn ngữ ký hiệu. Đức Thánh Cha nói: “Kiểu diễn tả này (văn hóa gặp gỡ) muốn nói đến một cuộc gặp gỡ khác: gặp gỡ Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ cần thiết và cơ bản cho những ai muốn trở nên chứng nhân Phúc Âm. Và Đức Thánh Cha nhắc lại đoạn Phúc Âm về người phụ nữ Samaria, “một ví dụ rõ ràng về những gì Chúa Giêsu thích làm: gặp gỡ người bị loại trừ, người bị gạt ra bên lề, người bị khinh khi, để làm cho họ trở nên những chứng nhân”. Người phụ nữ Samaria là một người trong số đó, bởi vì chị là phụ nữ và là người xứ Samaria.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Thánh lễ Tạ ơn và mừng kính Thánh bổn mạng ở giáo họ Bình Thành

Tôma Hoàng Kim Khánh
 http://dongthanhtam.net/index.php/vi/news/Tu-so-Binh-Dien/Thanh-le-Ta-on-va-mung-kinh-Thanh-bon-mang-o-giao-ho-Binh-Thanh-2974/

Thánh lễ Tạ ơn và mừng kính Thánh Giuse bổn mạng Giáo họ Bình Thành, thuộc giáo xứ Bình Điền được cử hành lúc 19g ngày 19/3/2014, tại tư gia của một giáo dân trong giáo họ, cách nhà thờ chính của giáo xứ hơn 5km.

Linh mục Phêrô Nguyễn Thái Công, quản xứ Bình Điền chủ tế, hiệp dâng Thánh lễ với ngài có Nữ tu Bề trên Tổng quyền Dòng Mẹ Vô Nhiễm Huế và các Nữ tu Dòng Mẹ Vô Nhiễm phần sở Bình Điền, quý Chức trong Hội Đồng Giáo xứ, và đông đủ giáo dân trong giáo họ. 
Giáo họ Bình Thành thuộc địa bàn xã Bình Thành, Hương Trà, Thừa Thiên Huế hiện có hơn 50 gia đình với khoảng 400 giáo dân. Giáo họ được hình thành do một số gia đình công giáo từ những giáo xứ thuộc giáo hạt Huế đến xây dựng vùng Kinh tế mới Binh Điền, từ sau 30/4/1975. 
 
Ông Giuse Nguyễn Văn Đức, Trưởng giáo họ cho biết, “… những ngày đầu định cư, đời sống và công việc lao động vô cùng khó khăn, và vất vả. Ngày ấy, chưa có linh mục, chưa có nhà thờ, nhờ các thầy Dòng Thánh Tâm Huế lên đây lao động hướng dẫn, anh chị em trong giáo họ tụ họp hằng đêm, đọc kinh khẩn nài Thánh Giuse cầu bầu cùng Chúa phù trợ, nâng đỡ. Tín thác nơi Chúa, nhờ ơn Chúa, anh chị em trong giáo họ từng ngày vượt qua bao gian khó để có được đời sống vật chất và đạo đức như hôm nay. Từ sâu thẳm lòng mình, Thánh Giuse là bổn mạng của mỗi người, mỗi nhà, và giáo họ, rồi khi giáo xứ Bình Điền được thành lập, giáo họ đã kính chọn Ngài làm Bổn mạng.”

Chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ, linh mục Phêrô quản xứ nói, “… Thánh Giuse là mẫu gương về sự công chính, lòng khiêm nhượng, lối sống đơn sơ, tận tụy lao động và chăm lo gia đình, …  nhờ có lòng tin và tin mạnh mẽ nơi Chúa. Mỗi dịp mừng kính lễ Thánh bổn mạng, cách riêng năm nay, năm Phúc Âm hóa gia đình, mỗi anh chị em, nhất là các cha gia đình chiêm ngắm cuộc đời của Thánh nhân, để mỗi ngày nhờ ơn Chúa, chúng ta cải đổi theo mẫu gương Thánh Giuse.”

(Xin mời xem thêm một số hình ảnh)

Khoảng cách

Trương Thị Dược (St)
 
Một buổi trưa mùa hạ nắng như thiêu đốt, một người phụ nữ mù lòa bước đi chậm chạp trên con đường mòn của một vùng ngoại ô thưa thớt dân cư .Tay không cầm gậy, lối đi này rất quen thuộc với bà. Bên vệ đường có một cây to, bà rẽ... vào đó dường như để trốn cơn nắng hạ dưới bóng mát tàn cây phủ trùm trên một khoảng đất rộng. Có thể bà sẽ nghỉ trưa ở đây như bà đã từng làm như thế sau những buổi đi xin. Bà đến gần gốc cây. Bà sẽ dựa vào gốc cây để tìm một giấc ngủ yên lành. Bà sẽ cảm thấy hạnh phúc không thua gì một mệnh phụ ngã lưng trên chiếc giường nệm êm ái. Bà đang mơ màng với thứ hạnh phúc lớn lao nhứt mà bà có thể có được, thì bất ngờ bà vấp phải một vật gì, bà chao đảo, chưa kịp lấy lại thăng bằng, thì bà nghe một tràng âm thanh chua chát:
    - Ai đó ? Bộ đui mù rồi hay sao mà không thấy tui đang ngồi đây vậy ? Thứ đồ gì mà sớn sác thế ?
    - Xin lỗi, xin lỗi ! Tôi mù cô ạ ! tôi mù thật ! Cho tôi xin lỗi ! xin lỗi cô !

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Tin Mừng Chúa nhật III MC.A Ngày 23/3/2014

NƯỚC HẰNG SỐNG (CN 3 MC. A).
(Xh 17, 3-7; Rm 5, 1-2.5-8; Ga 4, 5-42)
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York.
Trương Thị Dược (St)

Nước là nguồn sống. Mọi loài thụ tạo đều cần có nước để bào tồn sự sống. Thiên Chúa ban dư tràn các nguồn nước từ trên cao mây trời, từ sông suối biển hồ và từ các nguồn mạch dưới đất. Nơi nào có nước, nơi đó có hiện hữu của sự sống và sự phú túc. 
Câu truyện dân Do-thái lữ hành trong sa mạc bị đói khát là lẽ thường vì sa mạc khô cằn và nắng cháy. Dân chúng kêu trách Môisen vì sự khổ sở thiếu thốn đủ thứ trên đường đi về miền Đất Hứa: Trong những ngày ấy, dân chúng khát nước, nên phàn nàn với ông Môsê rằng:"Tại sao ông dẫn dắt chúng tôi ra khỏi Ai-cập, để cho chúng tôi cùng con cái và đoàn súc vật chúng tôi phải chết khát như vầy". (Xh 17, 3). Trong cuộc lữ hành, dân chúng hoàn toàn tùy thuộc vào nguồn nước tự nhiên của mưa sương và sông suối. Họ đã trải nghiệm sự đói, sự khát và sự thèm thuồng của ăn của uống. Cho nên họ đã phàn nàn kêu trách.

Chúa Giêsu đã cho quyền ông Môisen thực hiện một sự lạ lùng là dùng gậy đập vào tảng đá và nguồn nước sẽ vọt chảy cho dân uống. Sách Xuất Hành diễn tả biến cố có một không hai này: Này đây, Ta sẽ đứng trước mặt ngươi, trên tảng đá Horeb, ngươi sẽ đánh lên tảng đá, từ tảng đá nước sẽ chảy ra cho dân uống". Môsê làm các điều nói trên trước mặt các bậc kỳ lão Israel (Xh 17, 6). Môisen đã dùng cây gậy để thực hiện nhiều phép lạ trên hành trình đi về Đất Hứa. Hôm nay, trước mặt các bậc kỳ lão và dân chúng, ông Môisen đã lo sợ và niềm tin bị chao đảo. Ông đã dùng gậy và đập vào tảng đá hai lần. Nước từ tảng đá đã chảy tràn lan lai láng. Nhưng Thiên Chúa thấu rõ sự kém lòng tin của ông, nên ông chỉ được phép lữ hành tới biên giới ngắm nhìn miền Đất Hứa mà không được vào. Ông đã chết trước khi đoàn dân tiến chiếm miền Đất Hứa.

Tổng giáo phận TP. HCM: Tân Tổng giám mục Chính toà

Huy Hoàng
http://www.hdgmvietnam.org/tong-giao-phan-tp-hcm-tan-tong-giam-muc-chinh-toa/5903.63.8.aspx

WHĐ (22.03.2014) – Trong thông báo về “Miễn nhiệm và Bổ nhiệm” được phổ biến vào hôm nay, 22 tháng Ba 2014, Phòng Báo chí Toà Thánh thông báo:

“Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận TP. HCM (Việt Nam) của Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, theo khoản 401, §1 của Bộ Giáo luật.*
Kế nhiệm Đức hồng y Gioan Baotixita là Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận TP. HCM”.

– Tóm tắt tiểu sử Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn:


05-03-1934:     Sinh tại Hoà Thành, Cà Mau
1954 – 1956:    Học Triết học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
1956 – 1961:    Dạy học tại Bạc Liêu.
1961 – 1965:    Học Thần học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
25-05-1965:     Chịu chức linh mục tại Cần Thơ
1968 – 1971:    Học Đại học Loyola tại Los Angeles, Hoa Kỳ
1971 – 1974:    Giáo sư Tiểu chủng viện Cái Răng, Cần Thơ
1988 – 1993:    Giám đốc tiên khởi Đại chủng viện Cần Thơ
22-03-1993:     Được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho
01-03-1998:     Được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng giáo phận TP.HCM
21-10-2003:     Được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng y.

– Tóm tắt tiểu sử Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc:

 
11-11-1944:    Sinh tại Đà Lạt
1956 – 1963:   Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
1963 – 1964:   Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
1964 – 1970:   Học tại Đại học Truyền giáo Urbaniana, Roma
17-12-1970:    Thụ phong linh mục
1971 – 1975:   Giáo sư Tiểu chủng viện Simon Hoà, Đại chủng viện Minh Hoà và Đại học Đà Lạt.
1975 – 1995:   Giám đốc Đại chủng viện Minh Hoà, giáo phận Đà Lạt
1986 – 2008:   Giáo sư thần học tín lý tại Đại chủng viện Sài Gòn, Hà Nội và Huế
1995 – 1999:   Tổng đại diện giáo phận Đà Lạt
26-03-1999:    được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục chính toà giáo phận Mỹ Tho
28-09-2013:   được Đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận TP. HCM; đồng thời làm Giám quản Tông toà giáo phận Mỹ Tho.
(Nguồn: press.catholica.va)
––––––––––––––––––––––––
* Giám mục giáo phận đã trọn bảy mươi lăm tuổi được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Đức giáo hoàng,và Đức giáo hoàng sẽ định liệu sau khi cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.
(Bộ Giáo luật 1983, Bản dịch của Hội đồng Giám mục Việt Nam)

 

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Giáo dân phải là trọng tâm sứ vụ của Giáo Hội

Đặng Tự Do 

Chiều tối hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra một thông điệp cho các tham dự viên của một hội nghị về giáo dân đang diễn ra tại Rôma. Ngài thúc giục việc đưa người nghèo vào trong các chương trình nghị sự và các phong trào giáo dân cần liên kết với các giáo xứ địa phương của họ.

Hội nghị bắt đầu từ thứ Sáu 07 tháng Ba và kéo dài trong 2 ngày được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng Lateranô với chủ đề “Sứ mệnh của Kitô hữu giáo dân trong thành phố” .

Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn lời dạy của Công Đồng Vatican II và nhấn mạnh rằng anh chị em giáo dân, bởi phép Rửa, "là nhân vật chính trong việc phúc âm hóa và thăng tiến con người " .

"Được hội nhập vào Giáo Hội, mỗi thành viên của Dân Chúa không thể từ khước hai nghĩa vụ không thể tách rời nhau: Họ phải là một môn đệ Chúa và là một nhà truyền giáo. Chúng ta phải luôn luôn bắt đầu lại từ nền tảng này, chung nhất cho tất cả chúng ta, là những con cái của Mẹ Giáo Hội"

Hệ quả của việc cùng thuộc về Giáo Hội và cùng tham gia trong nghĩa vụ truyền giáo là các giáo xứ và các phong trào giáo dân không thể xung khắc với nhau.

Các phong trào giáo dân với sự năng động của họ là một nguồn tài nguyên cho Giáo Hội. Tuy nhiên, họ phải duy trì sự liên kết quan trọng với giáo phận và giáo xứ, sao cho không xảy ra tình trạng diễn dịch Tin Mừng phiến diện hay tệ hơn là bứng rễ khỏi Giáo Hội.

Trước những vấn nạn chính trị, xã hội phức tạp mà các thành viên các phong trào “Kitô hữu giáo dân trong thành phố” phải đối diện, Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên phải thường xuyên tham khảo cuốn “Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo Hội”, là văn bản được Đức Thánh Cha đề cao như một "công cụ hoàn chỉnh và quý giá".

"Với sự giúp đỡ của chiếc 'la bàn' này, tôi khích lệ anh chị em dấn thân cho sự hòa nhập xã hội của người nghèo, duy trì sự ưu tiên cho các nhu cầu tôn giáo và tâm linh.”

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Những sự kiện nổi bật trong năm đầu tiên của ĐGH Phanxicô được thế giới chú ý .


Nguyễn Long Thao
Thứ Năm 13 tháng 3 năm 2014 là ngày đánh dấu kỷ niệm tròn một năm Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina trong ngôi vị Giáo Hoàng với danh hiệu Phanxicô. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên không thuộc lục điạ châu Âu trong suốt 1300 năm qua,

Dưới đây là các sự kiện đặc biệt đã diễn ra trong một năm, theo thứ tự ngày tháng, dưới triều đại ĐGH Phanxicô được cả thế giới chú ý.

13 tháng 3 năm 2013 : Ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng lấy tên là Phanxicô. Ra mắt quần chúng tại quảng trường thánh Phêrô, người ta tưởng đức tân Giáo Hoàng sẽ chúc lành cho khánh hành hương, nhưng ngược lại, Ngài xin họ hãy cầu nguyện cho Ngài để Ngài hoàn thành sứ vụ Chúa trao phó. Nghiã cử này được báo chí ca tụng và coi Ngài là vị Giáo Hoàng khiêm tốn

14 tháng 3 : Buổi sáng đầu tiên sau ngày được bầu Giáo Hoàng, Ngài đến khách sạn nơi đã cư ngụ trong thời gian tham dự bầu Giáo Hoàng để thanh toán chi phí ăn ở.

15 tháng 3 : Vị tân Giáo Hoàng gửi lời nhắn nhủ đồng hương Argentina rằng đừng đi Roma tham dự lễ khai mạc sứ vụ Giáo Hoàng của Ngài mà hãy dùng tiền đó để giúp người nghèo.

16 tháng 3 : Ngài Nói với các ký giả: “Tôi muốn một Giáo Hội khắc khổ, và lo cho người nghèo.”"

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Ban Công Lý & Hòa Bình Tổng Giáo phận Huế ra mắt tập Tài liệu học tập Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo phần II

Tôma Hoàng Kim Khánh  

http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=11911:ban-cong-ly-a-hoa-binh-tng-giao-phn-hu-ra-mt-tp-tai-liu-hc-tp-giao-hun-xa-hi-cong-giao-phn-ii&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4

Lúc 8g30, ngày 22/02/2014, tại Trung Tâm Mục Vụ Huế, trước các học viên lớp Thần học Giáo dân và các thành viên ban Công Lý và Hòa Bình (CL&HB) TGP Huế, linh mục Gioakim Lê Thanh Hoàng, Trưởng ban Giáo dân, và là Trưởng ban CL&HB TGP Huế, thông báo, “ …Ban CL&HB Huế đã hoàn thành việc biên tập và in phát hành Tập Tài liệu học tập Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, Phần II.”

Tập tài liệu này là tóm lược Chương V (về Gia đình); Chương VI (về Lao động); Chương VII (về Kinh tế); và chương VIII (về Cộng đồng chính trị) trong sách “Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công giáo”, bản dịch của Ủy ban Bác Ái-Xã hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xuất bản năm 2007. “Chúng tôi xem đây là phương tiện giúp anh chị em giáo dân trong giáo phận thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc học tập Giáo Huấn Xã hội Công Giáo”, Linh mục Gioakim nói.

 
Về hình thức, tập tài liệu gồm 60 trang, bìa in màu, kích thước 12,4 x 20,5cm, nhìn gọn gàng và bắt mắt. Chị Maria Nguyễn Thị Tuyết, học viên lớp Thần Học Giáo Dân của Học viện Thánh Kinh Huế nói: “Với hình thức này, rất thuận tiện cho giáo dân lưu giữ, và khi cần, để ôn học họ tìm kiếm nội dung cần biết dễ dàng hơn.”

Nhiều học viên ở lớp Thần học Giáo dân Huế nhận xét, “Tập tài liệu tóm tắt này, giúp chúng tôi nắm bắt được đúng trọng tâm của từng chương, số trong giáo huấn. Vì vậy, việc học tập giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề xã hội sẽ dễ dàng hơn.”

Được biết, năm 2013, Ban CL&HB Huế đã biên tập và in phát hành Tập Tài liệu học tập Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, Phần I, với nội dung chính là Sự hình thành và các Nguyên tắc căn bản của Giáo Huấn Xã hội Công Giáo. Đây là tài liệu chính thức, Ban CL&HB Huế đã sử dụng vào việc phổ biến và học tập Giaó Huấn Xã Hội Công Giáo cho giáo dân trong giáo phận Huế.

Đức Tổng Giám Mục Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, trong Lời giới thiệu, đã viết, “…Tập tài liệu này là kết quả nỗ lực làm việc của Ban Công Lý và Hòa Bình Tổng Giáo phận Huế, nhằm giúp anh chị em có điều kiện học hỏi Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. Tôi chúc lành cho công việc của Ban Công Lý và Hòa Bình và hoan hỉ giới thiệu tập tài liệu này với anh chị em.”