Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Khai bút đầu năm

Lm. Giuse Trần Đình Long 
Dòng Thánh Thể                                                                                  
(Mai An st)
                                                                                  
 Mồng Một Tết: Làm sao sống an bình giữa giòng đời biến dịch?

 Nhấp chén trà đầu xuân, nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm vừa qua đã làm cho cuộc sống trở nên tồi tệ hơn, tác động đến khắp mọi người mọi nơi trên thế giới, giữa những người đã từng biết đến sự giầu có cũng như giữa những người chỉ từng biết đến sự nghèo đói. Sự đau khổ có mặt ở khắp mọi nơi, những đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần đều tăng trưởng…
 
Ngày đầu năm, gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúc cho nhau những điều tốt đẹp và hy vọng lời chúc sẽ thành hiện thực. Không thể hình dung một cuộc sống tràn ngập sợ hãi, không có hy vọng. Không có sự tăng trưởng thì con người chỉ tàn lụi….
 
Trái với tin tưởng thông thường cho rằng nỗi sợ hãi và niềm hy vọng đối nghịch nhau. Niềm hy vọng chẳng bao giờ bước vào một căn phòng mà không có nỗi sợ hãi đi bên cạnh. Nếu ta hy vọng thành tựu một điều gì đó, ta cũng e sợ rằng ta sẽ thất bại. Không bao giờ ta có điều này mà không có điều kia!
 
Hy vọng chính là động lực thúc đẩy ta hành động. Sáng Mồng Một Tết, đi Lễ Đầu Năm, ta hình dung một viễn tưởng cụ thể cho một tương lai trong năm mới khả dĩ phù hợp với ước muốn của mình, rồi ta cố gắng làm việc một cách tích cực trong suốt năm để chuyển ước mơ ấy thành hiện thực. Làm sao ta có thể làm được điều đó nếu không hy vọng thành công? Chừng nào ta còn giữ cho niềm hy vọng mãi sống động, ta vẫn còn có mặt trên bước đường dẫn đến thành công.

Xuân, Hạ ,Thu, Đông ! Đó là cuộc sống !

Trương Thị Dược (St)  

Một người cha có bốn đứa con
Ông muốn chúng đừng xét đoán vội vàng.
Nên bảo chúng đi quan sát một CÂY LÊ
vào những khoảng thời gian khá xa nhau.

Người anh cả đi vào Mùa Đông
Cậu thứ hai vào Mùa Xuân
Cậu thứ ba vào Mùa Hạ
và cậu út vào Mùa Thu

Người con trai cả sẽ quan sát cây lê vào mùa đông. Người thứ hai thì vào mùa xuân, người thứ ba vào mùa hè, còn người con trai út thì quan sát vào mùa thu.

Khi họ trở về, ông họp bốn người con lại
và nói chúng kể mình đã thấy gì

Chúc mừng Năm mới

Kính chúc 
qúy cộng tác viên
qúy bạn đọc và gia quyến 
NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG



Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Tự do là gì

Lm Giuse Phan Tấn Thành, OP

Chúng ta sẽ tìm hiểu: từ ngữ, bản chất, các thuộc tính của nó.
A. Từ ngữ: tự do, giải phóng
Tự do là một danh từ rất quen thuộc trong ngôn ngữ hằng ngày cũng như trong ngôn ngữ chính trị (Độc lập – Tự do – Hạnh phúc). Tuy nhiên, nếu chúng ta lật lại văn chương cổ điển Việt Nam (thí dụ tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh), có lẽ chúng ta sẽ không gặp thấy danh từ này. Tại sao vậy? Bởi vì danh từ “tự do” mới được du nhập vào tiếng Trung hoa vào đầu thế kỷ XX[1] để chuyển dịch danh từ liberté (tiếng Pháp) và freedom (tiếng Anh). 

Phải chăng như vậy là khái niệm tự do hoàn toàn xa lạ với tư tưởng Á đông? Không phải thế đâu! Văn hoá cổ truyền Á đông dùng những từ khác để diễn tả quan niệm “liberté”, chẳng hạn như: giải phóng, giải thoát, thoát ly. Trong trận chiến tranh Việt Nam, một lực lượng chính trị quân sự mang danh là “Mặt trận giải phóng” được dịch sang tiếng Pháp là “Front de la libération”. Thử hỏi: “tự do” và “giải phóng” có khác nhau không? Dưới khía cạnh từ ngữ, phải nhận là có sự khác biệt.

1/ “Tự do” là một từ ngữ Hán việt. “Tự” có nghĩa là chính mình (tự ý, tự quyết); “do” có nghĩa là nguồn gốc, căn nguyên bởi đâu mà ra (lý do, nguyên do). Như vậy, “tự do” có nghĩa là cái gì xuất phát từ mình: cái gì do tôi làm ra, căn do bởi mình [2], chứ không bởi ai khác, nó mang tính cách tích cực.

2/ “Giải phóng” (giải thoát, thoát ly) gợi lên một ý tưởng tiêu cực, đó là đưa ra khỏi tình trạng ràng buộc, giam cầm.
Việc phân tích từ ngữ đã đưa tới hai khía cạnh trong khái niệm về tự do: tiêu cực và tích cực.
- Khía cạnh tiêu cực: tôi không bị gò bó, ràng buộc, cưỡng bách bởi một lực lượng bên ngoài.
- Khía cạnh tích cực: tôi tự ý chọn lựa, quyết định hành động.
Chúng ta nên ghi nhận cả hai khía cạnh khi theo dõi những cuộc tranh luận về bản chất của tự do.

Tôi là ai ?

Tôma Hoàng Kim Khánh
Từ xưa đến nay, nhiều người đặc biệt là các nhà thông thái, băn khoăn tự hỏi, “Tôi là ai ?” rồi dựa vào những hiểu biết của mình về khoa học, triết học, … đưa ra câu trả lời.   
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong bài Tôi ơi Đừng tuyệt vọng, đã từng “ … Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ, …. mà còn trần gian thế …. tôi là ai, là ai, là ai mà yêu quá cuộc đời này …” đó sao ?
Mỗi người một cách, xem ra không có câu trả lời nào hoàn chỉnh để được mọi người chấp nhận.
Vậy, tôi là ai ?
Lẽ thường để xác định một người nào đó là ai, chúng ta thường tìm xem, người ấy con cái của ai ? quê quán ở đâu ? và ai là người thân của người ấy ? … Dựa vào Lời Chúa, chúng ta xét xem, Tôi là ai ?
    1. Mọi người là con Thiên Chúa.
        - Vì con người là một trong những loài được Thiên Chúa sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26), và được cứu độ bằng máu châu báu của Đức Giêsu Kitô (Tông huấn Christifideles Laici - Người Tín Hữu Giáo Dân”, số 37, ĐGH Gioan Phaolô II).
        - Và điều này, đã được chính Đức Giêsu Kitô tái khẳng định khi giảng dạy cho muôn dân cách cầu nguyện với câu khởi đầu “Lạy cha chúng con là Đấng ngự trên trời, … (Mt 6,9). Rõ ràng, qua lời dạy của Ngài, mọi người là con Thiên Chúa.
    2. Nước Trời là quê hương của mọi người.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Tin Mừng Chúa nhật II TN - Năm A ngày 19/01/2014


Lời Chúa: Is 49,3.5-6; 1Cr 1,1-3; Ga 1,29-34
Mai An (St)
 - LỜI CHÚA  Ga 1,29-34  

Khi ấy, ông Gioan thấy Ðức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian. Chính Người là Ðấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước." Ông Gioan còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người.  Nhưng chính Ðấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai thì người đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần."  Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Ðấng Thiên Chúa tuyển chọn."
- Chiên Thiên Chúa
       
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Chúa Giêsu: Đây Chiên Thiên Chúa. Thế nhưng hình ảnh con chiên có ý nghĩa gì trong Kinh Thánh? 

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Hôn nhân và Gia đình theo kế hoạch của Thiên Chúa

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt (15/1/2014)
http://www.vietcatholic.net/News/Html/121099.htm

... Ngày 15-1-1981, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sỹ công bố thư mục vụ tựa đề: ”Hôn Nhân và Gia Đình theo kế hoạch của Thiên Chúa”.

33 năm trôi qua kể từ ngày ấy, nhưng tính chất thời sự và tầm quan trọng của vấn đề vẫn giữ nguyên. Xin giới thiệu nội dung thư mục vụ.

Năm nay, trong lá thư mục vụ bàn về Hôn Nhân và Gia Đình, chúng tôi muốn trình bày với anh chị em cách hết sức vắn gọn, một vài điểm quan trọng và tiêu biểu nhất mà khóa họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua đã bàn đến. Như anh chị em rõ, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới đã nhóm họp vào mùa thu 1980 và đã cùng nhau bàn thảo và học hỏi cách sâu rộng về vấn đề: Vai trò của Gia Đình Kitô trong thế giới hiện đại.

1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phái tính con người
Giữa những xôn xao giao động của xã hội chúng ta, hơn bao giờ hết, người nam và người nữ cần tìm hiểu cách sâu rộng về ý nghĩa của phái tính. Bởi vì, trong một thế giới mà các quyền lợi vật chất được đặt lên hàng đầu, thì, phái tính thường cũng chỉ được xem như là một vật dụng cho sự tiêu thụ mà thôi.

Dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cố gắng tìm xem Thiên Chúa có ý định nào trên phái tính, và từ đó khám phá ra ý nghĩa thâm sâu của nó.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

BIÊN BẢN BUỔI HỌP NĂM PHÚ ÂM HOÁ GIA ĐÌNH

Tổng Giáo phận Huế
6 Nguyễn Trường Tộ
    Thành phố Huế

BIÊN BẢN BUỔI HỌP
Năm Phúc Âm hóa Gia đình

I. Khai mạc
        - Thời gian: 8 giờ 30 ngày 10 tháng 01 năm 2014.
        - Địa điểm: Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận.
        - Hiện diện: Đức Tổng Phanxicô Xaviê, Cha Tổng Đại diện Antôn, quý Cha Hạt Trưởng, quý Cha đầu ngành Mục vụ liên hệ, Cha Giám Đốc TTMV, Cha Thư ký Tòa TGM, quý Đại diện các Hội dòng, và hai Đại diện giáo dân.
        - Đọc kinh Cúi xin Chúa sáng soi.
        - Đức TGM Phanxicô Xaviê đánh giá và đưa ra chỉ đạo:
            + Năm Đức Tin đã để lại những ấn tượng tốt đẹp về chất lượng lẫn hình thức.
            + Khác với Năm Đức tin mang tầm mức hoàn vũ, Năm Phúc Âm hóa Gia đình dựa trên lời mời gọi của Thư Chung  Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tháng 10.2013 làm nền tảng cho việc tổ chức Năm Phúc Âm hóa Gia đình tại các Giáo phận. Đồng thời cũng có sự trùng hợp với chủ đề "Tân Phúc Âm hóa để thông truyền Đức tin Kitô giáo" của Thượng Hội đồng Giám mục khóa 13 (7-28 tháng 10 năm 2012), và với chủ đề "Các thách đố về mục vụ gia đình trong công cuộc loan báo Tin Mừng" của Thượng Hội đồng Giám mục, khóa ngoại thường, sẽ diễn ra vào tháng 10.2014.
        + Năm Phúc Âm hóa Gia đình nhằm thánh hóa mỗi thành viên trong gia đình. Vợ chồng, cha mẹ, con cái sống năm này bằng cách xây dựng một cộng đoàn cầu nguyện, yêu thương, phục vụ sự sống và truyền giáo.
        + Đặt Cha Tổng Đại diện làm Trưởng Ban Tổ chức Năm Phúc Âm hóa Gia đình.

Đức Thánh Cha công bố danh tính 19 tân Hồng y

Minh Đức

WHĐ (13.01.2014) – Kết thúc buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 12-01 hôm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố danh tính 19 vị tân Hồng y, trong đó có 3 vị trên 80 tuổi (không có quyền bầu giáo hoàng).

Đức Thánh Cha nói: “Như đã tuyên bố trước đây, vào ngày 22 tháng Hai, ngày lễ Lập Tông Toà Thánh Phêrô, tôi sẽ vui mừng triệu tập một Công nghị Hồng y, và trong Công nghị này tôi sẽ tấn phong 16 tân Hồng y. Các tân Hồng y thuộc 12 quốc gia trên khắp thế giới, diễn tả mối tương quan sâu sắc giữa Giáo hội Rôma và các Giáo hội địa phương trên toàn thế giới. Ngày hôm sau [23-02] tôi sẽ chủ sự Thánh lễ đồng tế trọng thể với các tân Hồng y, và trước đó -ngày 20 và 21 tháng Hai-, tôi sẽ triệu tập một Công nghị cùng với tất cả các Hồng y để suy tư về chủ đề gia đình”.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như mơ

Nguyễn Sanh (St)
          
Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày.”

Hellen Keller
Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ - Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.

          Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của mình để đi. Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì hãy chớ vội nản lòng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân....

Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.

Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này, hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.

Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ - Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Tin Mừng Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa A, ngày 12/01/2014

Lời Chúa: Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mt 3,13-17
Mai An (St)

Tin mừng Mt 3,13-17 

Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan để ông làm phép rửa cho.  Nhưng Gioan can Người rằng:  “Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?” Chúa Giêsu liền đáp lại:  “Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế.”   Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước.  Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu, và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán:  “Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta.”

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Từ nay, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không ban tước ''Đức ông'' cho linh mục dưới 65 tuổi.

Trong một động thái mới nhằm cải cách hàng giáo sĩ và loại trừ việc ham danh vọng trong Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định bãi bỏ việc ban tước hiệu "Đức ông" cho các linh mục dưới 65 tuổi. Theo đó, từ nay trở đi, tước hiệu "Đức ông" sẽ chỉ ban cho linh mục triều theo Đệ Tam đẳng hạng (Chaplain to His Holiness), họ phải "xứng đáng" và trên 65 tuổi. (Linh mục triều là các linh mục thuộc giáo phận, không phải là tu sĩ hay thành viên của các nhà dòng).

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã báo tin này cho các vị Sứ Thần trên toàn thế giới, và yêu cầu các ngài thông tri cho tất cả các giám mục ở nước sở tại để quyết định thực hiện theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Dừng Lại Để Mài Rìu Sắc Hơn

Trương Thị Dược (St)
Trong cuộc sống có những lúc bạn bị cuốn theo dòng đời tấp nập, mải mê làm công việc của mình không biết ngừng nghỉ vì một mục tiêu nào đó. Đến một lúc bạn chợt nhận ra càng ngày càng xa rời mục tiêu, những lúc đó bạn cần phải có những “quãng nghỉ” để nạp lại năng lượng, để tìm ra cách thức sắc bén hơn chinh phục mục tiêu. Cũng giống người tiêu phu cũng cần phải mài lại rìu của mình nếu muốn đốn được nhiều gỗ hơn như câu chuyện quà tặng cuộc sống dưới đây.

Ngày xưa, có một anh tiều phu đến xin việc ở nhà một thương gia giàu có. Trông anh khỏe mạnh, hiền lành và chăm chỉ nên người thương gia nhận anh ngay.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Tin Mừng Chúa nhật Lễ Hiển Linh A, ngày 05/01/2014

Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Thiên Chúa tỏ mình
Mai An (st)
                                         
Ngày hôm nay Thiên Chúa tỏ mình ra cho ba nhà đạo sĩ đến từ phương Đông, nghĩa là những người ở ngoài dân Chúa và bị người Do Thái xếp vào hàng dân ngoại. Chính vì thế lễ Hiển Linh có thể được coi như là lễ Giáng sinh của người ngoại. Tuy nhiên, qua phụng vụ chúng ta thấy được tính cách bi đát của chương trình cứu độ như thánh Gioan đã diễn tả: Ngài đã đến nơi nhà Ngài mà các người thân đã không tiếp nhận Ngài.
Thực vậy, Isaia đã đưa ra những lời tiên đoán đầy phấn khởi về Giêrusalem vào ngày Đấng cứu thế xuất hiện. Ngày ấy, Giêrusalem sẽ trở thành trung tâm ánh sáng và mọi người từ bốn phương trời sẽ tiến về đó với muôn vàn lễ vật. Nhưng trớ trêu thay, vào ngày Con Thiên Chúa giáng sinh làm người, theo như lời tiên tri Isaia loan báo, ánh sáng đã chiếu trên Giêrusalem, nhưng lại chỉ có những người ở ngoài mới nhận ra ánh sáng ấy, còn dân trong thành thì vẫn tiếp tục sống trong u tối. Giêrusalem đã có thể chỉ rõ nơi vua dân Do Thái mới sinh ra, nhưng lại chỉ có những người ở ngoài mới tới thờ lạy Ngài.